Cuộc đời Công chúa Ấn Độ trở thành điệp viên Anh

Xuất thân là Công chúa Ấn Độ nhưng cuộc đời của Noor Khan đã có những ngã rẽ 'ngoạn mục' và bà trở thành một trong những nữ anh hùng của nước Anh trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Nữ điệp viên Anh Noor Khan sinh ngày 1/1/1914 tại thủ đô Moscow, Nga. Bà là con cả trong gia đình có 4 người con. Cha bà là cháu của Vua Tipu Sultan, cai trị Vương quốc Mysore vào thế kỷ XVIII, còn mẹ bà là người Mỹ. Ảnh: feminisminindia.com

Vào năm 1914, ngay trước khi Thế chiến I bùng nổ, gia đình Công chúa Noor Inayat Khan đã di cư từ Moscow (Nga) sang London (Anh) và định cư tại Bloomsbury. Tại Anh, bà được đào tạo để trở thành y tá ở Notting Hill. Ảnh: ATI.

Năm 1920, gia đình Inayat Khan tiếp tục di cư sang Pháp và sinh sống tại vùng Suresnes, gần thủ đô Paris. Ảnh: war-experience.org.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra, vào tháng 6/1940, Noor Khan cùng gia đình lại sơ tán sang Anh trước khi chính phủ Pháp đầu hàng Đức. Ảnh: feminisminindia.com.

Vào tháng 11/1940, bà gia nhập lực lượng Nữ Không quân Trợ chiến (WAAF) và được đào tạo trở thành một nhân viên điều hành vô tuyến. Tiếp đến, bà gia nhập đội hình điệp viên thuộc Cục Tác chiến Đặc biệt (SOE) của Tình báo Anh năm 1943. Ảnh: war-experience.org

Vào tháng 6/1943, chỉ sau bốn tháng đào tạo, bà được cử sang Pháp dưới mật danh “Madeline” và có nhiệm vụ thu thập thông tin ở nước này rồi gửi về Anh. Ảnh: Công chúa Noor chụp ảnh cùng mẹ, bà Ora Ray Khan. Ảnh: war-experience.org

Cuối cùng, Noor Khan bị một điệp viên hai mang phản bội và bị Đức Quốc xã bắt giam, tra khảo tại trụ sở của họ ở Paris. Tuy nhiên, bà từ chối cung cấp bất cứ thông tin nào cho Đức Quốc xã dù bị tra tấn tàn bạo. Ảnh: war-experience.org.

Ngày 25/11/1943, Noor Khan trốn thoát khỏi trụ sở của Đức Quốc xã ở Paris nhưng sau đó bị bắt lại. Đức Quốc xã đã đưa bà về Đức và tống giam tại nhà tù Pforzheim trong suốt 10 tháng. Ảnh: MensXP.com.

Tháng 9/1944, Noor Khan bị chuyển tới trại tập trung Dachau cùng 4 điệp viên khác. Vào sáng ngày 13/9/1944, bà đã bị xử bắn. Câu nói cuối cùng của nữ điệp viên dũng cảm này là “Tự do”. Ảnh: muslimvoiceofindia.

Tượng đài tưởng niệm nữ điệp viên Noor Khan được dựng lên tại London, Anh. Ảnh: ATI.

Mời độc giả xem thêm video: Cựu điệp viên Nga Skripal bị đầu độc hồi phục nhanh chóng (Nguồn :VTC1)

Thiên An (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi/cuoc-doi-cong-chua-an-do-tro-thanh-diep-vien-anh-1041798.html