Cuộc đời buồn thảm của những người đàn bà cơ bắp lấy đánh đấm làm kế sinh nhai

Ở Mexico, nhiều phụ nữ đến với đấu vật chuyên nghiệp như một cách tìm kiếm sự bình đẳng giới, cả trên sàn đấu và ngoài đời, để chống lại sự trỗi dậy của chủ nghĩa nam quyền và bạo lực đang giết chết trung bình 6 người phụ nữ mỗi ngày ở đất nước này.

 Xenia (tên dùng riêng trên sàn đấu) bắt đầu tham gia đấu vật từ năm 13 tuổi

Xenia (tên dùng riêng trên sàn đấu) bắt đầu tham gia đấu vật từ năm 13 tuổi

Cô cũng là một người vợ, người mẹ như bao phụ nữ bình thường khác. Khi lên sàn đấu Lucha libre, cô mang thân phận riêng để không ảnh hưởng đến cuộc sống của mình

Lucha libre là phiên bản Mexico của đấu vật chuyên nghiệp Hoa Kỳ. Vào những năm 1863, một đô vật người Mexico là Enrique Ugartechea đã phát triển một dạng đấu vật “tự do” dựa trên đấu vật Greco-Roman

Bắt đầu phổ biến ở Mexico từ những năm 1900, môn thể thao này chủ yếu được thực hiện bởi những người đàn ông, được gọi là “luchadores”. “Luchadores” thường đeo mặt nạ và mặc những bộ trang phục đầy màu sắc

Chỉ một thời gian ngắn sau đó phụ nữ cũng tham gia vào môn thể thao này, và họ được gọi là “luchadoras”

Chồng của Xenia, Piel Roja cũng là một tay đấu vật chuyên nghiệp

Một phòng tập dành cho các nữ đấu vật ở Mexico City. Các đấu vật phải luyện tập hàng ngày để có thể giữ được phong độ ngay cả trong thời kỳ không thi đấu

Dù chuyên nghiệp nhưng việc luyện tập cũng hết sức gian khổ với Andromeda

Andromeda luyện tập với đồng nghiệp Mitzy

Đấu vật là một công việc ngày càng khó khăn cho “luchadoras” không chỉ vì nó đòi hỏi thể lực cao

Phần đông khán giả tỏ ra “khát máu” hơn, đòi hỏi bạo lực dữ dội hơn khi trả tiền vào xem đấu vật

Hầu hết những người phụ nữ đấu vật chuyên nghiệp mà nhà báo người Ý Bagnoli gặp sống ở ngoại ô Mexico City

Rất nhiều trong số họ là bà ngoại ở độ tuổi 30+ và tất cả đều làm việc cật lực để chu cấp cho gia đình

Chủ nghĩa nam quyền lại đang trỗi dậy ở Mexico, nơi mà phụ nữ tiếp tục là nạn nhân của bạo lực

Vì thế, nhiều phụ nữ đến với đấu vật như một cách tìm kiếm sự bình đẳng giới, ở cả sàn đấu và ngoài đời, cũng như trở thành một tấm gương cho con cháu

Và tìm thấy niềm vui cho chính bản thân mình

Để rồi mỗi ngày, lại có thêm những giọt mồ hôi, nước mắt và cả máu rơi đằng sau những tấm mặt nạ lạnh lùng

Gia Vinh (Theo Washington Post)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/the-gioi/anh-cuoc-doi-buon-tham-cua-nhung-nguoi-dan-ba-co-bap-lay-danh-dam-lam-ke-sinh-nhai/771839.antd