Cuộc đại 'di dân' lớn nhất trong năm tại Trung Quốc

Đây là thời điểm được coi là đặc biệt nhất trong năm khi một lần nữa, hàng trăm triệu người trên khắp Trung Quốc sẽ bắt đầu chuyến hành trình bằng các phương tiện khác nhau để đoàn tụ với gia đình ở quê nhà vào dịp Tết Nguyên đán.

Chỉ còn 15 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, ngày 21/1, người dân Trung Quốc bắt đầu đổ về quê ăn Tết đây có thể nói là một cuộc "đại di cư" theo mùa lớn nhất nước này.

Hành khách xếp hàng để nhận phòng tại Ga Tàu phía Tây Thâm Quyến, Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 21/1.

Hành khách xếp hàng để nhận phòng tại Ga Tàu phía Tây Thâm Quyến, Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 21/1.

Trong mùa “xuân vận” năm nay tại Trung Quốc, hay còn được gọi là “chunyun”, tổng cộng sẽ có khoảng 2,99 tỷ chuyến đi dự kiến sẽ diễn ra, tăng 0,6% so với năm 2018. Mùa xuân vận này sẽ diễn ra từ ngày 21/1 đến ngày 1/3, trước và sau dịp Tết Nguyên đán.

Cũng như những năm trước, số lượng các chuyến tàu và các phương tiện vận chuyển khác sẽ được tăng lên để phục vụ dòng người khổng lồ về quê ăn Tết.

Trong 40 ngày tiếp theo, từ ngày 21/1 đến ngày 1/3 dự kiến có gần 3 tỉ lượt di chuyển thông qua hệ thống giao thông của Trung Quốc.

Đối với ngành đường sắt, có khoảng 4.787 chuyến tàu hoạt động trước dịp lễ và 4.860 chuyến sau dịp lễ, lần lượt tăng 5,4% và 5,2% so với năm ngoái.

Dòng người đông đảo trong mùa xuân vận trước thềm năm mới tại Trung Quốc.

Tương tự, cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã lên kế hoạch cho 535.000 chuyến bay trong 40 ngày “di cư” này, cao hơn 10% so với đợt cao điểm Tết Nguyên đán trước đó. Có tổng cộng 73 triệu chuyến bay dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn nghỉ Tết, tăng 12% so với năm 2018.

Truyền thông cũng đã bắt đầu đưa ra những hình ảnh về loạt tàu cao tốc đang được kiểm tra và bảo trì để chuẩn bị cho mùa xuân vận.

Nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả trong mùa đi lại cao điểm nhất trong năm, hệ thống giao thông công cộng của Trung Quốc đã áp dụng các công nghệ mới. Ví dụ, một số ga tàu tại tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã đi tiên phong trong việc "di chuyển không vé".

Bắt đầu từ ngày 21/1, hành khách đi tàu có thể đi qua cửa kiểm soát vé bằng cách dùng điện thoại quét mã QR rồi thanh toán sau, thay vì mua vé trực tuyến và tới ga để lấy vé.

Phó Giám đốc Nhà ga đường sắt Đông Quảng Châu, Huang Xiaozhong cho biết, hành khách có thể đăng ký ứng dụng này qua Alipay, một nền tảng dùng để thanh toán của tập đoàn Internet Alibaba để nhận một mã QR có giá trị trong 3 giờ.

Theo ông Wang, phương pháp thanh toán mới này sẽ giúp giảm số lượng người chen chúc mua vé tại các phòng bán vé cũng như tại máy kiểm soát vé.

Năm nay cũng là năm đánh dấu mốt số đổi mới trong các phương tiện di chuyển của mùa xuân vận ở Trung Quốc, giữa bối cảnh số lượng khách ngày càng tăng lên.

Một số tuyến đường sắt cao tốc sẽ được thử nghiệm lần đầu trong mùa xuân vận này. Chúng bao gồm Đường sắt Jiangzhan và Đường sắt Kunchu được khai trương vào tháng 7/2018 và tuyến cao tốc Quảng Châu-Thâm Quyến-Hồng Kông và Đường sắt Hajia, được khai trương vào tháng 9/2018.

Đây cũng sẽ là năm đầu tiên kể từ khi Trung Quốc bắt đầu áp dụng “Hệ thống chấm tín dụng xã hội” vào các chuyến bay và tàu hỏa. Kể từ ngày 1/5/2018, những người đã có hành vi sai trái như có thái độ không tốt trên máy bay, hút thuốc trên tàu hỏa cho đến những sai phạm tài chính đều bị đưa vào danh sách hạn chế, không cho phép đi máy bay và đi tàu trong vòng một năm.

Trung Quốc cũng đã triển khai các hệ thống công nghệ cao như robot hướng dẫn, có khả năng nhận dạng khuôn mặt và điều hướng thực tế ảo để đối phó với số lượng khách khổng lồ. Công nghệ AI cũng sẽ được sử dụng tại ga đường sắt Nam Quảng Châu để phát hiện những khu vực đông đúc, giúp mọi người di chuyển nhanh hơn và ngăn chặn các vụ xích mích và tai nạn.

Mùa xuân vận đôi khi còn mang lại sự hỗn loạn trên các con đường. Trước đó vào năm 2017, do khí hậu khắc nghiệt dẫn đến một số tuyến đường cao tốc ở miền trung Trung Quốc bị đóng băng trong khi sương mù dày đặc cũng gây ra tình trạng tắc nghẽn, ùn tắc giao thông lớn.

H.A (TH)

Nguồn Pháp Luật Net: http://phapluatnet.vn/quoc-te/cuoc-dai-di-dan-lon-nhat-trong-nam-tai-trung-quoc