Cuộc chiến Yom Kippur đã suýt lan rộng thành Chiến tranh Thế giới

Cuộc xung đột ở Yom Kippur năm 1973 đã suýt nữa lan rộng toàn thế giới, kéo cả nhân loại vào một cuộc đại chiến.

Vào ngày 6/10/1973, là ngày lễ Yom Kippur linh thiêng của người Do Thái, Ai Cập và Syria đã bất ngờ tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan, là những vùng đất của Ai Cập và Syria bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967.

Vào ngày 6/10/1973, là ngày lễ Yom Kippur linh thiêng của người Do Thái, Ai Cập và Syria đã bất ngờ tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan, là những vùng đất của Ai Cập và Syria bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967.

Bị tiến công bất ngờ, những đơn vị của Quân đội Israel đã cố gắng chống cự một cách tuyệt vọng, ngay cả khi các nhà lãnh đạo và chỉ huy cấp cao của họ lo sợ, đây có thể là dấu chấm hết cho quốc gia của họ. Trong khi đó, Liên Xô và tiếp theo là Mỹ, đã vận chuyển một lượng lớn thiết bị quân sự cho hai phe tham chiến.

Với tinh thần chiến đấu quật cường, người Israel đã xoay ngược tình thế; đến ngày 11/10, Israel đã bẻ gãy toàn bộ các mũi tiến công vào cao nguyên Golan và tiến hành tổng phản công. Lực lượng thiết giáp và bộ binh của Israel đã tiến vào Syria, đặt thủ đô Damascus trong tầm bắn của pháo binh Israel.

Trên hướng bán đảo Sinai, một lực lượng thọc sâu của Israel, do tướng Ariel Sharon tài ba chỉ huy, đã bí mật vượt qua kênh đào Suez vào ngày 15/10 và chiếm giữ một đầu cầu bên phía Ai Cập; cắt đứt đường tiếp tế cho Tập đoàn quân số 3 của Ai Cập, bị mắc kẹt tại các vị trí phía bên kia bờ kênh đào Suez.

Với những nỗ lực tìm kiếm một lệnh ngừng bắn không thành công và các đồng minh Ả Rập của Liên Xô lại phải đối mặt với thất bại quân sự, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev, đã gửi một thông điệp tới Nhà Trắng của Richard Nixon, yêu cầu can thiệp để chấm dứt ngừng bắn ngay lập tức, nếu không Liên Xô "sẽ hành động".

Bầu không khí khủng hoảng bao trùm Nhà Trắng, khi các tin tình báo liên tiếp cho biết, các sư đoàn đổ bộ đường không của Liên Xô đã được đặt trong tình trạng báo động cao, trong khi Moscow tăng gần gấp đôi lực lượng tàu chiến của hạm đội Địa Trung Hải, lên một trăm tàu.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô là Đại tướng Andrei Grechko ra lệnh tổng động viên 50.000-70.000 quân nhân ở Ukraine và ở phía bắc Caucasus và xây dựng kế hoạch trực tiếp đánh chiếm lại Cao nguyên Golan, để cứu đồng minh Syria.

Khi đó, Mỹ vừa chịu thất bại và phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam, nên "không còn tâm trạng" cho một cuộc chiến tranh nào nữa. Tuy nhiên, Nhà Trắng cũng không thể mạo hiểm đánh mất uy tín và ảnh hưởng, đặc biệt là ở Trung Đông giàu dầu mỏ.

Lúc này tình hình nước Mỹ cũng không hề thuận lợi, khi nhiệm kỳ tổng thống của Nixon bắt đầu sụp đổ, sau vụ bê bối Watergate. Quyết tâm của Moscow dường như đã sẵn sàng, để vượt qua "ranh giới đỏ", mà Washington không thể cho phép.

Mỹ kiên quyết chống lại việc đưa Quân đội Liên Xô vào Trung Đông, với bất kể lý do gì. Lúc này Quân đội Mỹ trên khắp thế giới đã chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất là "Mức đỏ"; đây là mức cao nhất, kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.

Lúc này, các lực lượng đổ bộ đường không của Mỹ cũng chuẩn bị triển khai; máy bay ném bom hạt nhân B-52, trên đảo Guam đã trở về các căn cứ ở Mỹ, để chuẩn các cuộc tiến công hạt nhân.

Trên biển Địa Trung Hải, có thể thấy rõ sự căng thẳng, khi các tàu chiến của cả Mỹ và Liên Xô xuất hiện với số lượng lớn và sẵn sàng chiến đấu cao độ. Cả hai bên đều biết rằng, các tàu chiến lớn của họ đang bị tàu ngầm theo dõi.

Các nhà lãnh đạo cả Liên Xô và Mỹ đều không ngờ tình hình căng thẳng bị đẩy lên quá cao, đưa thế giới gần bờ chiến tranh hủy diệt, của thế chiến thứ ba; Nixon và Brezhnev đã ý thức được rằng, một nước đi sai, có thể kết thúc bằng việc tiêu diệt lẫn nhau. Những cái đầu tuyệt vời hơn đã thắng thế và cuộc khủng hoảng đã được giải quyết.

Liên Xô vẫn giữ cho lực lượng của họ trong tình trạng báo động, nhưng đồng ý không đưa quân đến Trung Đông. Vào cuối tháng 10/1973, một lệnh ngừng bắn kéo dài, đã chấm dứt cuộc xung đột Ả Rập-Israel. Và hành động của Mỹ đã không cho phép Liên Xô tiến công đồng minh Israel.

Đã 48 năm kể từ cuộc chiến Yom Kippur năm 1973 kết thúc, thế giới đã thay đổi. Liên Xô không còn nữa, Ai Cập bây giờ là đồng minh của Mỹ, và Syria thì đang "vật lộn" trong nội chiến; tuy nhiên các mâu thuẫn giữa các nước vẫn còn đó, nếu không được giải quyết tốt bằng con đường hòa bình, sẽ dễ đẩy nhân loại bước vào cuộc chiến hủy diệt. Nguồn ảnh: RBTH.

Những hình ảnh hiếm hoi về cuộc chiến sinh tử của người Israel năm 1973.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-chien-yom-kippur-da-suyt-lan-rong-thanh-chien-tranh-the-gioi-1504035.html