Cuộc chiến trừng phạt Mỹ - Nga: Tượng trưng, thực chất hay chiến lược?

'Cuộc chiến trừng phạt' leo thang gần đây giữa Mỹ và Nga đã khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi liệu sự leo thang này mang tính biểu tượng, thực chất hay chiến lược. Xin giới thiệu các nhận định được đăng trên oneworld.press để bạn đọc tham khảo.

Việc mới đây Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất trong nhiều năm đối với Nga đã khiến cường quốc Á-Âu này phải đáp trả một cách “tử tế”. Reuters đã tạo một chuyên mục tin hữu ích về các động thái ban đầu của Mỹ trong khi Sputnik đưa ra chuyên mục thông tin về Nga, cả hai đều được các độc giả không hoàn toàn quen thuộc với những gì vừa xảy ra này, tìm đọc.

“Cuộc chiến trừng phạt” Mỹ-Nga đang leo thang chưa có điểm dừng; Nguồn: oneworld.press

“Cuộc chiến trừng phạt” Mỹ-Nga đang leo thang chưa có điểm dừng; Nguồn: oneworld.press

Mỹ đã thực sự phản ứng tiêu cực trước các động thái của Nga bằng cách coi đó là “sự leo thang” mặc dù nó chủ yếu là hành động ăn miếng trả miếng. Moscow cũng ngầm cho biết họ sẽ có thêm một số biện pháp trừng phạt nếu Washington quyết định đưa vấn đề đi xa hơn. Do đó, vẫn còn phải xem điều gì có thể xảy ra tiếp theo, nhưng bây giờ là thời điểm để suy ngẫm về các sự kiện đó, xác định xem chúng mang tính biểu tượng, thực chất hay chiến lược.

Trong thực tế, Mỹ đã trừng phạt tiền tệ các công ty công nghệ, các quan chức và trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga. Nga đã đáp trả bằng cách trục xuất một số lượng tương đương các nhà ngoại giao Mỹ, công bố danh sách một số quan chức Mỹ bị cấm nhập cảnh vào nước này, áp đặt các hạn chế đối với hoạt động tuyển dụng các cơ quan ngoại giao của Mỹ và sự di chuyển của các nhà ngoại giao của nước này, đồng thời cảnh báo sẽ chống lại tất cả những gì được Mỹ hậu thuẫn trong nỗ lực can thiệp vào nội bộ Nga.

Có thể lập luận rằng cả hai nhóm động thái đều mang tính biểu tượng, thực chất và chiến lược. Người Mỹ đã phản ứng với một câu chuyện chiến tranh thông tin được vũ khí hóa (tượng trưng), các yếu tố mục tiêu của nền kinh tế Nga (thực chất), và gia tăng chiến dịch gọi là “áp lực tối đa” chống lại Moscow (chiến lược). Trong khi đó, Nga đáp trả bằng cách trục xuất các nhà ngoại giao Mỹ và công bố danh sách các quan chức bị cấm (tượng trưng), hạn chế các hoạt động ngoại giao của Mỹ (thực chất), và do đó, khiến Mỹ khó can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Nga (chiến lược).

Không giống như cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, không bên nào thực sự có thể gây ra nhiều thiệt hại như vậy cho bên kia vì ngay từ đầu các nước này chưa bao giờ “ghép đôi” để “tách rời” trong hiện tại theo cách có thể gây bất lợi cho cả hai bên. Quan sát cho thấy có ưu và nhược điểm cho mỗi bên.

Mặt “tích cực” là các động thái của mỗi bên rất ít có khả năng kích động bên kia làm tổn hại đáng kể đến lợi ích của họ, trong khi mặt “tiêu cực” là mỗi bên ít nhất có thể tiếp tục với các động thái không “xuống nước”, tùy thuộc ý chí chính trị của họ. Rõ ràng, các quyết định “tích cực” và “tiêu cực” là tương đối và trong mắt của một số người, nó cũng phụ thuộc vào ý định, hệ tư tưởng và các yếu tố khác nhau giữa hai bên.

Với tư duy đó, có thể đánh giá cơ hội thành công của từng chiến lược tương ứng. Mỹ sẽ chỉ có hậu quả nếu Washington có ý chí chính trị để áp đặt cái gọi là “các biện pháp trừng phạt thứ cấp” đối với những người mua tiền và nợ của Nga, điều này vẫn còn được xem xét. Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, phản ứng của Nga có thể được dự đoán là xích lại gần Trung Quốc hơn nhiều trên các lĩnh vực đó, do đó đẩy nhanh sự hội tụ chiến lược lớn của họ và củng cố liên minh.

Về khả năng thành công của chiến lược phòng thủ của Nga, dường như nó có triển vọng tươi sáng hơn vì các động thái của Moscow sẽ hạn chế đáng kể khả năng can thiệp vào các vấn đề đối nội của Washington./.

CTV Lê Ngọc/VOV.VN (biên dịch) Theo oneworld

Nguồn VOV: https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/cuoc-chien-trung-phat-my-nga-tuong-trung-thuc-chat-hay-chien-luoc-851857.vov