Cuộc chiến tổng lực năm 1971, đã làm Pakistan bị 'sỉ nhục' thế nào?

Cuộc chiến tổng lực giữa Pakistan và Ấn Độ năm 1971 đã làm người Pakistan hết ảo tưởng là quân đội Hồi giáo, có thể đánh bại những người Hindu 'yếu ớt' và Ấn Độ tiếp tục chứng tỏ được ưu thế quân sự của mình, trước đối thủ Pakistan.

Trước ngày 3/12/1971, Pakistan là một quốc gia có hai vùng lãnh thổ, nằm ở phía đông và tây Ấn Độ. Lý do là năm 1947, khi thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, đã chia Ấn Độ theo tôn giáo. Những dân tộc theo đạo Hồi thì thành quốc gia Pakistan, còn dân tộc theo đạo Hindu trở thành Ấn Độ.

Trước ngày 3/12/1971, Pakistan là một quốc gia có hai vùng lãnh thổ, nằm ở phía đông và tây Ấn Độ. Lý do là năm 1947, khi thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, đã chia Ấn Độ theo tôn giáo. Những dân tộc theo đạo Hồi thì thành quốc gia Pakistan, còn dân tộc theo đạo Hindu trở thành Ấn Độ.

Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1971, là cuộc xung đột lớn thứ ba giữa hai quốc gia trong 25 năm, kể từ khi được người Anh trao trả độc lập. Cuộc chiến được châm ngòi, bởi tình trạng bất ổn ở phần lãnh thổ Đông Pakistan.

Người Bengal ở Đông Pakistan, chiếm 54% dân số Pakistan vào thời điểm đó, chịu sự cai trị của Tây Pakistan. Nên biết là hai vùng lãnh thổ Pakistan, thuộc các nhóm dân tộc khác nhau và nói các ngôn ngữ khác nhau.

Các yêu cầu về quyền tự trị của người Bengal đã bị từ chối. Vào giữa năm 1971, phong trào du kích tại Đông Pakistan đã nổi lên, và nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ. Chính phủ do quân đội Pakistan kiểm soát, đã đàn áp mạnh tay, giết chết tới ba triệu người Bengal. Đến tháng 11/1971, cả Ấn Độ và Pakistan đều chuẩn bị cho chiến tranh.

Vào ngày 3/12/1971, Pakistan đã tiến hành một cuộc không kích phủ đầu, nhằm vào các sân bay của Ấn Độ; đây là chiến dịch cố gắng mô phỏng cách Không quân Israel, đã tiêu diệt không quân Ai Cập vào năm 1967.

Nhưng sự khác biệt là người Israel đã tấn công bằng số lượng 200 máy bay và tiêu diệt gần 500 máy bay Ai Cập, trong một cuộc tấn công chỉ có vài giờ; trong khi đó Pakistan chỉ có 50 máy bay và gây rất ít thiệt hại cho phía Ấn Độ.

Cuộc không chiến giữa Ấn Độ và Pakistan có sự tham gia của các máy bay chiến đấu phản lực thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh, như máy bay F-104, F-86 Sabre, MiG-19 và B-57 Canberras của Pakistan, chống lại các máy bay MiG-21, Su-7, Hawker Hunters và Folland Gnats, cũng như máy bay Hawker Sea Hawks từ tàu sân bay Vikrant của Ấn Độ .

Cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến trên không. Tuy nhiên, có vẻ như Ấn Độ đã chiếm thế thượng phong trên không, khi kiểm soát hoàn toàn bầu trời Đông Pakistan; bắn hạ 73 chiếc máy bay của Pakistan, nhưng chỉ thiệt hại 45 chiếc.

Mặt trận trên biển, không có gì phải bàn cãi, khi Ấn Độ đã thắng. Hải quân Ấn Độ đã đưa các tàu tên lửa, được trang bị tên lửa chống hạm Styx, do Liên Xô sản xuất, tấn công cảng phía tây Karachi, đánh chìm hoặc làm hư hại nặng hai tàu khu trục Pakistan và ba tàu buôn, cũng như các kho nhiên liệu.

Các tàu chiến của Ấn Độ đã phong tỏa Đông Pakistan, không cho Tây Pakistan tiếp viện. Đáng chú ý là việc Ấn Độ sử dụng tàu sân bay Vikrant, để tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu ven biển, cũng như tiến hành một cuộc đổ bộ vào lãnh thổ Pakistan.

Pakistan trả đũa bằng cách điều tàu ngầm Ghazi tới các cảng của Ấn Độ, nhưng luôn bị tàu khu trục Ấn Độ rình rập, theo dõi; sau đó tàu Ghazi đã nổ tung một cách bí ẩn. Tuy nhiên, tàu ngầm Hangor, đã đánh chìm được tàu khu trục nhỏ Khukri của Ấn Độ.

Đối với mặt trận trên bộ, bị cô lập trên bộ và bị phong tỏa bằng đường biển, không quân đội nào có thể bảo vệ Đông Pakistan trước một đối thủ có năng lực vừa phải, chứ đừng nói đến 9 sư đoàn của Ấn Độ. Lực lượng này đã nhanh chóng chiếm được thủ đô Dhaka của Đông Pakistan. Đông Pakistan đầu hàng Ấn Độ vào ngày 16/12.

Cuộc chiến diễn ra chỉ trong 13 ngày, miền Đông Pakistan vĩnh viễn tách rời Pakistan và thành lập quốc gia mới có tên Bangladesh. Hơn 90 nghìn binh sĩ Pakistan bị bắt làm tù binh, một nửa lực lượng Hải quân Pakistan bị đánh chìm và Không quân Ấn Độ khải hoàn.

Chiến thắng của Ấn Độ trước người Pakistan, đó không chỉ là một sự sỉ nhục không chỉ đối với Pakistan mà còn cả Mỹ và Anh. Hai cường quốc này đã đưa tàu sân bay, trong một nỗ lực vô ích để đe dọa Ấn Độ; và cuối cùng đã phải đối mặt với các tàu chiến của Liên Xô.

Bất chấp lời kêu cứu của những người Bengal và sự phản đối của các nhà ngoại giao Mỹ, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, đã ủng hộ Pakistan chống lại Ấn Độ thân Liên Xô.

Lực lượng Đặc nhiệm 74, với soái hạm là tàu sân bay Enterprise, đã tiến vào Vịnh Bengal, cùng với tàu sân bay Eagle của Anh. Nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn cản Ấn Độ đánh bại Pakistan, đã trở thành một ví dụ điển hình về việc dựa vào đe dọa vũ lực, để buộc các quốc gia khác thay đổi hành vi của họ.

Trên thực tế, những gì Hải quân Mỹ làm được, là làm “nguội lạnh” mối quan hệ Mỹ-Ấn trong nhiều năm. Đáng lo ngại hơn nữa, là các tàu tuần dương, khu trục hạm và tàu ngầm của Liên Xô, đã “che mờ” Lực lượng Đặc nhiệm 74. Bảo đảm cho Ấn Độ tiến hành chiến dịch thành công.

Cuối cùng, Ấn Độ đã chứng tỏ được ưu thế quân sự của mình. Pakistan mất một nửa lãnh thổ và dân số. Có lẽ quan trọng hơn, những ảo tưởng của người Pakistan rằng một đội quân Hồi giáo có thể đánh đuổi những người Hindu “yếu ớt” đã bị bác bỏ.

Để “xát thêm muối” vào thất bại của Pakistan và những nhà cai trị Hồi giáo hãnh tiến, chiến dịch quân sự của Ấn Độ, đã được lên kế hoạch bởi Thiếu tướng JFR Jacob, một người Do Thái gốc Ấn, xuất thân từ một gia đình đã chạy trốn khỏi Baghdad vào thế kỷ mười tám (Tướng JFR Jacob trong hình, được khoanh màu đỏ).

Sau các cuộc chiến tranh năm 1947 và 1965, cuộc chiến năm 1971 là cuộc xung đột lớn thứ ba giữa Ấn Độ và Pakistan, đó cũng là lần xung đột lớn cuối cùng. Bất chấp một số xung đột ở Kargil năm 1999 và các điểm khác trên biên giới, Ấn Độ và Pakistan đã không xảy ra một cuộc chiến tranh lớn trong 50 năm.

Thật không may, sự “sỉ nhục” của Ấn Độ với Pakistan vào năm 1971 đã thúc đẩy nước này phát triển vũ khí hạt nhân và Ấn Độ cũng cũng có loại vũ khí giết người hàng loạt này; đưa Nam Á sống dưới cái bóng của chiến tranh hạt nhân. Nếu có cuộc đụng độ lớn tiếp theo giữa Ấn Độ và Pakistan, thì có thể là cuộc đụng độ cuối cùng. Nguồn ảnh: Warhistory.

Lính Ấn Độ và Pakistan nã đạn pháo vào nhau ở khu vực biên giới - tới nay mối quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn hết sức căng thẳng. Nguồn: Heven.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-chien-tong-luc-nam-1971-da-lam-pakistan-bi-si-nhuc-the-nao-1565770.html