Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung làm mờ triển vọng tăng trưởng của châu Á

Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 26/9 cho biết, khu vực châu Á đang phát triển có thể tăng trưởng chậm hơn so với năm ngoái khi cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung gây thiệt hại cho các nền kinh tế xuất khẩu của khu vực này.

Gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Tăng trưởng GDP của Đông Nam Á giảm nhiệt

Theo đó, ADB ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2018 của khu vực châu Á ở mức 6% trong bản Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á mới nhất. Nhưng đã cắt giảm dự báo của năm 2019 xuống còn 5,8% so với 5,9% trước đó.

Nhà kinh tế trưởng Yasuyuki Sawada của ADB cho biết, tác động tiềm tàng của căng thẳng thương mại Mỹ- Trung đối với các chuỗi cung ứng khu vực và rủi ro dòng vốn tăng đột ngột nếu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất nhanh hơn. Ước tính tăng trưởng 5,8% của ADB cho năm 2019 sẽ là mức tăng chậm nhất trong khu vực gồm 45 quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương, kể từ khi khu vực này tăng trưởng 4,9% năm 2001. Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt thuế quan mới đối với hàng xuất khẩu của nhau từ ngày 24/9, khi các nền kinh tế lớn nhất thế giới không có dấu hiệu nào lùi lại từ cuộc tranh chấp thương mại ngày càng phức tạp, dự kiến ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Theo ADB, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến tăng trưởng 6,3% trong năm 2019, chậm hơn dự báo 6,4% hồi tháng 7 và yếu hơn dự báo 6,6% của năm 2018 - không thay đổi so với dự báo trước đó. Bắc Kinh đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm nay, tương tự mức năm ngoái mà nước này dự kiến có thể tăng đến 6,9%. Nam Á sẵn sàng duy trì sự tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực khi ADB duy trì ước tính tăng trưởng 7% cho năm nay và 7,2% cho năm tới. Tuy vậy, kiểm soát tăng trưởng xuất khẩu, tăng lạm phát, dòng vốn ròng và số dư thanh toán xấu đi làm giảm triển vọng tăng trưởng cho khu vực Đông Nam Á với tăng trưởng năm nay dự kiến giảm xuống còn 5,1% so với 5,2% dự báo hồi tháng 7.

Lạm phát trên toàn khu vực dự kiến sẽ vẫn dưới sự kiểm soát, được hỗ trợ bởi các yếu tố quốc gia cụ thể như lạm phát giá lương thực ở Ấn Độ và Trung Quốc, trợ cấp nhiên liệu ở Indonesia, Malaysia. ADB duy trì dự báo lạm phát năm nay ở mức 8,2% nhưng đã nâng dự báo cho năm tới lên 2,8% từ mức 2,7% hồi tháng 7.

V.D

Nguồn Công Thương: http://congthuong.vn/cuoc-chien-thuong-mai-my-trung-lam-mo-trien-vong-tang-truong-cua-chau-a-109353.html