Cuộc chiến tàu ngầm Mỹ-Trung: Khi số lượng áp đảo chất lượng

Bản thân các chuyên gia quân sự của Mỹ cũng phải dè chừng trước đội tàu ngầm mà hiện tại Bắc Kinh đang sở hữu dù nếu xét về mặt công nghệ, đội tàu ngầm Mỹ rõ ràng là vượt trội hơn mọi mặt.

Quân đội Mỹ đã theo dõi sự phát triển và mở rộng cả về quy mô lẫn công nghệ của đội tàu ngầm Trung Quốc trong suốt 20 năm qua để giờ đây, Washington đã phải kết luận rằng dù công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc không thể bằng được Mỹ nhưng nếu có chiến tranh xảy ra, Mỹ chưa chắc đã thắng nổi Trung Quốc trong cuộc chiên dưới lòng đại dương. Nguồn ảnh: USnavy.

Quân đội Mỹ đã theo dõi sự phát triển và mở rộng cả về quy mô lẫn công nghệ của đội tàu ngầm Trung Quốc trong suốt 20 năm qua để giờ đây, Washington đã phải kết luận rằng dù công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc không thể bằng được Mỹ nhưng nếu có chiến tranh xảy ra, Mỹ chưa chắc đã thắng nổi Trung Quốc trong cuộc chiên dưới lòng đại dương. Nguồn ảnh: USnavy.

Trong báo cáo của Mỹ về vấn đề sức mạnh Hải quân Trung Quốc, Mỹ thậm chí còn nhấn mạnh rằng "Hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm là mục tiêu mũi nhọn của Bắc Kinh trong việc hiện đại hóa lực lượng Hải quân". Nguồn ảnh: BI.

Đây được coi là hướng đi rất đúng đắn của Trung Quốc vì nếu tăng cường sức mạnh trên mặt biển, có lẽ phải hàng trăm năm nữa đội tàu nổi của nước này mới có thể sánh ngang hàng được với các hạm đội hiện tại Mỹ đang sở hữu. Nguồn ảnh: Chinanews.

Nhiều người có thể dễ dàng nhận ra, hướng đi của Hải quân Trung Quốc đang rất giống với lực lượng Hải quân của Đức trong chiến tranh Thế giới thứ hai - đó là đưa cuộc chiến từ trên mặt biển xuống dưới lòng biển. Nguồn ảnh: BI.

Theo nhận định của Lầu Năm Góc, hiện tại trong tay Bắc Kinh đang có tổng cộng 56 tàu ngầm. Trong đó bao gồm bốn tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa, năm tàu năm tàu ngầm hạt nhân tấn công nhanh và 47 tàu ngầm điện - diesel. Cũng theo dự kiến của Lầu Năm Góc, tới năm 2020 đội tàu ngầm của Trung Quốc sẽ tăng quân số lên khoảng từ 69 tới 78 chiếc. Nguồn ảnh: BI.

Loại tàu ngầm của Trung Quốc khiến Mỹ lo sợ nhất chính là lớp Yuan - hay còn được gọi với cái tên Type 039A. Trong vòng 20 năm qua, Trung Quốc đã đóng được 17 tàu ngầm lớp này và dự kiến tổng cộng Bắc Kinh sẽ có 20 chiếc lớp Yuan trong tay trước năm 2020 tới đây. Nguồn ảnh: Tube.

Đây là loại tàu ngầm điện - diesel, có sử dụng công nghệ AIP, độ giãn nước tối đa khi lặn là 3600 tấn. Tàu có chiều dài 77,6 mét, lườn rộng 8,4 mét và mớm nước tối đa khi lặn là 6,7 mét. Tàu sử dụng động cơ đẩy với một trục, tốc độ tối đa 20 hải lý trên giờ. Nguồn ảnh: Weibo.

Loại tàu ngầm này của Trung Quốc được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và có thể phóng được cả các loại ngư lôi do Nga chế tạo. Nhiều nguồn tin của Mỹ còn khẳng định rằng, tàu ngầm lớp Type 039A của Trung Quốc có khả năng phóng được cả tên lửa chống hạm cận âm loại YJ-18. Nguồn ảnh: Huanqiu.

Điều quan trọng hơn, đó là khi Trung Quốc tiến hành chiến tranh tổng lực trên biển với Mỹ, vùng biển xung quanh Trung Quốc sẽ là "sân nhà" của Bắc Kinh và các lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc lúc này sẽ hoạt động cực kỳ hiệu quả với thông tin tình báo được chia sẻ theo thời gian thực. Nguồn ảnh: Militarybase.

Trong khi đó, đội tàu chiến của Mỹ sẽ vừa ở xa cảng hậu cần, vừa ở trung vùng biển thù địch và gần như mù tịt các thông tin tình báo quan trọng - trong đó có cả các thông tin về khí tượng, hải văn,... những thông tin được coi là quan trọng bậc nhất Nguồn ảnh: Forumchina.

Cuối cùng, Hải quân Mỹ kết luận, việc đối phó với đội tàu của Trung Quốc đã là quá khó khăn ngay cả khi Nhật Bản tham gia và đứng về phía Mỹ. Vậy nên, việc đối phó với lực lượng hải quân của cả Trung Quốc lẫn Nga - trong trường hợp hai quốc gia này "liên thủ" cùng nhau chống Mỹ rõ ràng sẽ là nhiệm vụ bất khả thi. Nguồn ảnh: CNBC.

Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm của Nhật Bản.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuoc-chien-tau-ngam-my-trung-khi-so-luong-ap-dao-chat-luong-1114246.html