'Cuộc chiến' quanh bức tường Mỹ-Mexico

Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông Trump có thể tiếp cận khoản ngân sách khoảng 8 tỷ USD từ các bộ ngành để đủ kinh phí 5,7 tỷ USD phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico mà không cần đến sự phê chuẩn của Quốc hội. Và đây vẫn là 'cuộc chiến' khó nhằn.

Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông Trump có thể tiếp cận khoản ngân sách khoảng 8 tỷ USD từ các bộ ngành để đủ kinh phí 5,7 tỷ USD phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico mà không cần đến sự phê chuẩn của Quốc hội. Và đây vẫn là “cuộc chiến” khó nhằn.

Việc chính phủ Mỹ đóng cửa kéo dài lâu nhất trong lịch sử - 35 ngày - đã không giúp Tổng thống Mỹ Donald Trump có được 5,7 tỷ USD mà ông muốn để xây bức tường biên giới với Mexico như cam kết với cử tri. Thậm chí, giờ đây, mọi việc càng đi vào ngõ cụt sau khi ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, động thái rõ ràng thách thức Quốc hội.

Người dân Mỹ xuống đường ở Manhattan, New York hồi cuối tuần qua nhằm phản đối Tổng thống Trump xây bức tường biên giới với Mexico. Ảnh: Reuters

Người dân Mỹ xuống đường ở Manhattan, New York hồi cuối tuần qua nhằm phản đối Tổng thống Trump xây bức tường biên giới với Mexico. Ảnh: Reuters

Tổng thống Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16-2 cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề cử ông cho giải Nobel Hòa bình vì việc mở đối thoại với Triều Tiên.

Theo AP, phát biểu trong cuộc họp báo của Nhà Trắng, Tổng thống Trump nêu rõ, Thủ tướng Abe “đã trao cho tôi một bản sao đẹp nhất bức thư mà ông ấy gửi cho người công bố cái gọi là giải Nobel”. Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói không thể bình luận cụ thể về những trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật. Trong khi đó, tờ Asahi cho biết, chính Washington đề nghị Thủ tướng Abe đề cử Tổng thống Trump cho giải Nobel Hòa bình mùa Thu năm ngoái.

T.V

Quyết tâm xây bức tường biên giới

Trước một thỏa thuận tạm thời mở cửa chính phủ trở lại, các trợ lý Nhà Trắng nói rằng, nếu đảng Dân chủ không ủng hộ xây bức tường này, ông Trump có thể bỏ qua Quốc hội hoàn toàn bằng cách tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Và khi các nhà đàm phán Quốc hội đạt được thỏa thuận dài hạn để tránh tình trạng đóng cửa chính phủ lần nữa, nhưng không bao gồm số tiền mà ông Trump mong muốn, nhà lãnh đạo Mỹ đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật nhưng kèm theo đó là một tuyên bố khẩn cấp. Và ông đã làm như vậy.

Tổng thống Trump chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hôm 16-2 (giờ Việt Nam) để có được số tiền 5,7 tỷ USD xây bức tường biên giới dù dự đoán mình sẽ gặp rắc rối với quyết định này. Ông Trump họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng để thông báo các quyết định của mình. Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Trump cho biết: “Chúng ta đang phải tiếp tục đối mặt với cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia ở biên giới phía nam và phải giải quyết việc đó bằng cách này hay cách khác”. Ông nhấn mạnh quyết định xây dựng tường biên giới không phải để hoàn thành lời hứa lúc tranh cử mà là để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo và an ninh tại biên giới.

Với việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, ông Trump có thể tiếp cận khoản ngân sách khoảng 8 tỷ USD từ các bộ ngành để đủ kinh phí 5,7 tỷ USD phục vụ việc xây dựng bức tường biên giới Mỹ - Mexico mà không cần đến sự phê chuẩn của Quốc hội.

Con đường nguy hiểm phía trước

Và tất nhiên, quyết định này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phe Dân chủ và một số nghị sĩ đảng Cộng hòa vì cho rằng, ông chủ Nhà Trắng đang tạo tiền lệ nguy hiểm.

AFP dẫn lời các chuyên gia nhận định, chưa từng có tiền lệ tổng thổng sử dụng luật ban bố tình trạng khẩn cấp như thế này vượt mặt Quốc hội để có được nguồn tiền như mong muốn. Thực ra, có nhiều Tổng thống Mỹ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong đó có cựu Tổng thống Bill Clinton (với 17 lần), George W. Bush (12 lần) và cựu Barack Obama (13 lần). Tuy nhiên, hầu hết các tuyên bố đều liên quan các lệnh trừng phạt kinh tế nhắm vào những cá nhân, tổ chức... nước ngoài có hoạt động gây đe dọa cho nước Mỹ.

Đó là chưa kể những rắc rối pháp lý mà ông Trump phải đối mặt. Chính ông Trump, trước khi đặt bút ký sắc lệnh hành pháp cũng dự đoán việc vượt mặt Quốc hội lần này sẽ khiến mình bị vướng vào rắc rối pháp lý. Và trên thực tế, chỉ vài giờ sau đó, chính quyền của ông Trump đã vấp phải các thách thức đầu tiên bao gồm một cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp hạ viện và những đe dọa kiện tụng khác. Hiện những thách thức pháp lý này diễn biến đến đâu và như thế nào vẫn chưa rõ, nhưng có khả năng sẽ phải nhờ đến Tòa án Tối cao.

Trong khi đó, hai lãnh đạo cấp cao của đảng Dân chủ đã tuyên bố họ sẽ sử dụng “mọi phương cách có thể” để chống lại việc ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia của Tổng thống Trump. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện, Chuck Schumer đã khẳng định họ sẽ có hành động “tại Quốc hội, tại các Tòa án và công luận”. Họ cho rằng quyết định của ông Trump về ban bố tình trạng khẩn cấp là trái pháp luật, có thể “xé vụn Hiến pháp” khi vượt quyền của Quốc hội về kiểm soát chi tiêu. Bà Pelosi và ông Schumer đều cho rằng, ông Trump nên sử dụng kinh phí cần thiết “cho an ninh của quân đội và đất nước của chúng ta”.

KHẢ ANH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_202262_-cuoc-chien-quanh-buc-tuong-my-mexico.aspx