Cuộc chiến quan điểm giữa người lao động và Churchill

Đối với một số người, ngay cả cách Churchill đưa ra những bài phát biểu cũng đã gây ra nhiều hoài nghi hơn là cảm hứng.

Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nổi lên như một “người hùng” của nước Anh suốt Thế chiến thứ Nhất và thứ Hai. Năm 1945, nước Anh là phe Đồng minh, chiến thắng chủ nghĩa phát xít. Những tưởng người dân sẽ tôn vinh người anh hùng của mình bằng cách bỏ phiếu cho ông làm Thủ tướng của nước Anh hòa bình, nhưng Churchill đã phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Khám phá xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả loạt bài giải thích về thất bại khó quên này của Người đàn ông ngậm tẩu.

Thủ tướng Anh Winston Churchill phát biểu trước đám đông 20.000 người tại sân vận động Walthamstow vào ngày 4/7/1945.

Churchill đã thành công trong việc kích động người dân Anh đánh giá về số phận của họ. Chỉ có ông, bằng lời hùng biện và diễn thuyết đặc biệt này, mới có thể thực hiện được.

Từ năm 1940 đến 1942, Churchill đã đưa ra 5 bài diễn văn quan trọng được coi là hay nhất của ông. Nhưng công chúng thời đó đón nhận ra sao?

Đối với một số người, ngay cả cách Churchill đưa ra những bài phát biểu cũng đã gây ra nhiều hoài nghi hơn là cảm hứng.

Ngày 18/6/1940

Thường thì các bài diễn văn được đưa ra ở Hạ viện trước tiên, sau đó được phát trên sóng quốc gia. Đây là trường hợp một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất của Churchill - bài diễn văn "Xin hãy tiến lên" của ông.

"Những sự kiện thảm khốc xảy ra ở Pháp trong suốt hai tuần qua đã đến với tôi, và tôi không hề bất ngờ. Thật vậy, nếu các bạn còn nhớ, tôi đã nói trước Hạ viện gần khoảng hai tuần trước, rằng những khả năng tồi tệ nhất thật rõ ràng... Và tôi đã nói thật rõ rằng bất cứ chuyện gì đã xảy ra ở Pháp sẽ không làm thay đổi quyết tâm chiến đấu của xứ Anh và Vương Quốc Anh".

Nhưng có thể có một cách giải thích khác cho lý do tại sao một trong số những bài báo về Churchill đã không gây ấn tượng với khán giả hồi đó nhiều như ngày nay.

Bản ghi âm duy nhất được thực hiện 9 năm sau đó, sau chiến tranh, tại ngôi nhà Chartwell của Churchill.

- ... Chúng ta sẽ chiến đấu trên những bãi biển, chúng ta sẽ chiến đấu trên các căn cứ hạ cánh...

Một trong loạt ghi âm cho hậu thế - nhiều đoạn trong số đó được thu âm lúc ông nằm trên giường.

Rất nhiều lời diễn thuyết của ông diễn ra ở Hạ viện nên cần có phương tiện truyền tải mới đến được với công chúng, có thể họ đã viết trên báo vì hồi đó Nghị viện không phát sóng. Vì vậy, có thể nhiều người Anh đã hơi cường điệu về ông ấy.

Chỉ còn ba ngày là đến ngày bỏ phiếu, các giấy tờ dường như đã chắc chắn. Nhưng không phải ở đâu, sự tiếp đón cũng ấm áp như vậy.

Ngày 3/7/1945

Một nơi mà Churchill sẽ không bao giờ quên là sân vận động Walthamstow, ở khu East End của London. Đám đông hét lên: Chúng tôi muốn Công Đảng. Chúng tôi muốn Công Đảng. Chúng tôi muốn Công Đảng. Chúng tôi muốn Công Đảng.

Đến cuối, chiếc xe chở Churchill bị bao vây bởi một đám đông tức giận vây quanh chiếc xe bằng các biểu ngữ của họ. Churchill thò tay qua cửa xe và ông bắt đầu làm dấu chữ V. Trong con người già nua đó đã có một số cuộc chiến.

Walthamstow cho thấy một điều mà chúng ta đã quên mất, đó là toàn bộ cử tri, đặc biệt là giai cấp công nhân, đặc biệt là cử tri công đoàn không bao giờ có thời gian cho Churchill. Ông ấy nghĩ một cái gì đó giống như Walthamstow chỉ xảy ra một lần. Không phải vậy. Đó là một biểu hiện chính xác của một sự tò mò về tầng lớp lao động, vì những gì mà Churchill đã ủng hộ liên quan tới chính sách của tầng lớp lao động.

Sự thù địch giữa Churchill và tầng lớp công nhân đã bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước đó - khi Churchill chiến đấu dữ dội với công nhân bến tàu, thợ mỏ và Công đoàn.

Dave Douglass, nhà văn và nhà hoạt động chính trị, nói: "Ở làng Tyneside, bạn không nghe chuyện về Goldilocks và ba con Gấu, bạn nghe chuyện về Churchill trong cuộc đình công. Chúng tôi biết từ thuở trong nôi, người đàn ông này luôn được nhắc đến như là truyền thuyết dân gian.

Sau khi vụ 800.000 thợ mỏ đóng cửa hầm vào tháng 5/1925, Công đoàn đã kêu gọi một cuộc tổng đình công. Churchill tuyên bố: "Chúng ta đang ở trong chiến tranh." Và ông đã chiến đấu với cuộc đình công, yêu cầu Công đoàn đầu hàng vô điều kiện.

Không bao giờ có khả năng Winston Churchill và những thợ mỏ ở Anh quốc lại hiểu nhau. Churchill luôn nghĩ rằng các cộng đồng khai thác mỏ của Anh quốc là những nơi có những cuộc cách mạng và nổi loạn. Và ông ấy không hoàn toàn sai vì theo tiêu chuẩn của ông ấy, họ là những cộng đồng thuộc phe cánh tả.

Khám Phá

Nguồn Khám Phá: http://khampha.vn/ho-so-su-kien/cuoc-chien-quan-diem-giua-nguoi-lao-dong-va-churchill-c51a592696.html