Cung đường 'điểm đen giao thông' khiến di tích cây sanh Hàm Rồng bị… hàm oan

Hàng trăm năm nay, người dân xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vẫn truyền tai nhau về cây sanh Hàm Rồng linh thiêng nhất vùng. Không những vậy, nó còn ẩn chứa những câu chuyện tâm linh kỳ lạ liên quan đến vị thần ngự ở đây.

Li đồn v ngã ba t thn

Người ta tự thêu dệt rồi sợ hãi với những câu chuyện huyễn hoặc gắn với cây đa khiến người dân đi qua phải ngả mũ chào. Người dân bảo nhau những ai cố chặt cây hoặc xâm phạm đến nó đều bị trừng phạt... Người ta còn kể cho nhau về những câu chuyện rùng rợn, liên quan đến những vụ tai nạn thảm khốc ở đoạn cua ngã ba Hoa Quân và khúc sông Trai chảy qua cạnh đó, nơi người dân cho rằng có thần Sanh canh giữ.

Để hiểu rõ hơn về những câu chuyện này, PV tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Thọ, sinh sống gần cây sanh (người gốc ở vùng Hoa Quân). Người đàn ông này không biết cây sanh Hàm Rồng cụ thể có tự bao giờ. Ông nghe các cụ cao niên trong làng kể lại nó có từ hàng trăm năm rồi. Trước đây, ngôi đền Hàm Rồng dưới gốc cây thời kháng chiến chống Pháp được chọn làm địa điểm sản xuất vũ khí. Do còn thiếu kinh nghiệm nên xưởng đã xảy ra 2 vụ nổ làm 8 người hy sinh.

Cây sanh Hàm Rồng.

Cây sanh Hàm Rồng.

Cách đây 7 năm, người dân trong vùng mới xây lại đền để thờ phụng vị thần trấn giữ nơi đây. Theo lời kể của ông Thọ, trước, con đường đi qua đây chỉ là đường đất. Sau này có điều kiện người ta mới làm đường nhựa. Tuy nhiên, khi làm đường không ai dám đụng đến cây sanh... Ông Thọ cũng nhắc đến những vụ tai nạn kinh hoàng ở chính ngay ngã ba nơi liền kề với cây Sanh hay khúc sông Trai chảy qua gần đó.

Ông Thọ cho biết, sau khi làm xong con đường, những vụ tai nạn chết người xảy ra liên tục. Những vụ tai nạn gây chấn thương cho người đi đường thì nhiều vô kể. Mọi người đồn ở đây có “dớp” tai nạn nên ai cũng sợ hãi khi đi qua nơi này. Ngã ba Hoa Quân trở thành điểm nóng về tai nạn giao thông và được mệnh danh là “ngã ba tử thần”.

Không những thế, khúc sông Trai kế bên trước đây mỗi năm cứ lấy đi một mạng người. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, số người đi tắm sông ít đi nên đã giảm.

Đon cua dc, che mt tm nhìn

Những người dân quanh cây sanh vì thấy đất trống ở đó rất nhiều nên cũng dựng ốt buôn bán mong kiếm thêm chút tiền mưu sinh. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, hàng quán ế ẩm, đêm về họ còn gặp ác mộng. Vì vậy mấy năm trở lại đây các hộ đó đã đóng quán không kinh doanh nữa.

Bà Trần Thị Tám, bà Nguyễn Thị Thủy sống gần cây sanh cũng kể nhiều chuyện ly kỳ. Không biết thực hư thế nào nhưng khi nghe những câu chuyện rùng rợn đó không ai dám mạo phạm đến cây sanh đề phòng chuyện không hay xảy ra với bản thân và gia đình. Từ trước đến nay, tháng nào cũng vậy, cứ đến rằm, mồng một hay lễ Tết người dân trong vùng thường mang lễ ra cầu xin thần cho gia đình luôn khỏe mạnh và làm ăn yên ổn.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề, chúng tôi đã đến gặp bà Lê Thị Xuân, công chức Văn hóa – Xã hội xã Thanh Hương. Bà Xuân cho biết, cây sanh này có từ thời nhà Lê, khi lập đền thờ Hàm Rồng. Việc người đến thắp hương tại đây là có thật. Nơi đây có ngôi đền, tín ngưỡng tâm linh là quyền của mỗi người nên chúng tôi không can thiệp vì trước đến nay cũng chưa có trường hợp nào biểu hiện thái quá thành mê tín dị đoan.

Khi được hỏi sự thật về những câu chuyện rùng rợn mà người dân đồn xung quanh cây sanh, ông Phan Bá Hoàng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho biết: "Những sự việc đó xảy ra do trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Vì đoạn đường gần chỗ cây sanh là đoạn cua dốc lại có nhà ở che mất tầm nhìn, hoặc một số người đi ẩu đến đoạn cua không kịp xử lý nên dễ xảy ra tai nạn giao thông.

Còn chuyện một số người buôn bán ở đó phải dẹp quán bởi vì khu vực này dân cư thưa thớt, ít người mua bán nên không buôn bán được. Vì không có khách mua nên họ buộc phải đóng cửa thôi. Những câu chuyện rùng rợn chỉ do một số người thêu dệt, không có chuyện mê tín dị đoan ở đây".

Cùng chung nhận định, bà Lê Thị Xuân cho rằng: “Tất cả chỉ là sự ngẫu nhiên nhưng người dân cứ đồn thổi lên thành những câu chuyện kỳ quái như vậy. Mọi chuyện đều có nguyên do của nó. Người ta ốm đau là do bệnh tật không may trúng vào lúc đó, tai nạn giao thông là do đi ẩu đoạn cua dốc... Chuyện máy múc không múc được cây là không hề có. Khi làm đường, chính quyền xã đã giữ lại cây và ngôi đền để xin phép Sở làm di tích cấp tỉnh và hiện giờ chúng tôi vẫn đang cố gắng để nó được công nhận”.

Linh Chi

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/cung-duong-diem-den-giao-thong-khien-di-tich-cay-sanh-ham-rong-bi-ham-oan-a428851.html