Cực sốc: Vạn Lý Trường Thành dùng vữa trộn xương người?

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 2.000 năm. Người xưa đồn đại rằng công trình này được xây dựng bằng loại vữa trộn xương người nên mới trường tồn theo năm tháng. Liệu đây có phải sự thật?

Là công trình nhân tạo dài nhất thế giới với chiều dài hơn 8.000 km, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 2.000 năm kể từ đầu thế kỷ 7 trước Công Nguyên.

Là công trình nhân tạo dài nhất thế giới với chiều dài hơn 8.000 km, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng trong hơn 2.000 năm kể từ đầu thế kỷ 7 trước Công Nguyên.

Quá trình xây dựng Vạn Lý Trường Thành chính thức chấm dứt vào năm 1644 khi vị vua cuối cùng của triều Minh bị phế truất.

Trong suốt nhiều năm, dân gian đồn đại rằng, vữa dùng để xây dựng Vạn Lý Trường Thành có trộn xương người.

Thế nhưng, điều này được các chuyên gia, nhà khoa học khẳng định là sai sự thật.

Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia chỉ ra người xưa đã xây dựng Vạn Lý Trường Thành nhờ loại vữa đặc biệt làm từ gạo nếp.

Gạo nếp là loại thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn của người Trung Quốc thời xưa.

Các chuyên gia phát hiện những người thợ hồ ở Trung Quốc thời phong kiến đã trộn súp gạo nếp với đá vôi đã nung nóng ở nhiệt độ cao, thêm nước và các thành phần khác để tạo nên loại vữa hết sức đặc biệt.

Thông qua việc sử dụng loại vữa này để kết dính các viên gạch để tạo thành Vạn Lý Trường Thành kiên cố, đứng hiên ngang cùng với đất trời suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Ngay cả khi gặp những thảm kịch thiên nhiên như trận động đất mạnh mà Vạn Lý Trường Thành vẫn tồn tại đến ngày nay.

Mời độc giả xem video: Marathon trên Vạn lý Trường Thành (nguồn: VTC9)

Tâm Anh (theo LV)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cuc-soc-van-ly-truong-thanh-dung-vua-tron-xuong-nguoi-1255312.html