Cúc Phương xuân đang về

Nhiều người dân ở Cúc Phương (huyện Nho Quan) vẫn tự hào rằng, họ có thể lắng tai nghe được tiếng của mùa xuân đang thì thầm gõ cửa, bởi ở đây thiên nhiên rất kỳ thú. Khi những cánh hoa đào bật tung khoe sắc thắm, cây mận nở hoa trắng xóa một góc vườn, vẳng trong đó tiếng chim muông gọi bầy… ấy là lúc đồng bào ở đây tạm gác công việc của nhà nông, việc đồi rừng để ở nhà trang hoàng, sửa sang nhà cửa, hoan hỉ chào đón năm mới…

Biểu diễn cồng chiêng ở Cúc Phương Ảnh: Anh Tuấn

Chiều 30 Tết, giađình ông Đinh Văn Tuyên ở thôn Sấm 2, xã Cúc Phương tất bật sửa soạn những phầnviệc cuối cùng để chuẩn bị đón năm mới. Ngồi canh nồi bánh chưng đang sôi rền,bên đàn cháu nhỏ háo hức nhìn ánh lửa bập bùng làm ửng hồng đôi má, ông Tuyênthấy lòng nhẹ nhõm. Tất thảy đều gợi cho ông nhớ về những cái Tết của thời thơấu đầy màu sắc. Ông Tuyên kể rằng, những đứa trẻ ở thế hệ ông phải gắn bó vơíviệc chăn trâu, cắt cỏ bởi ở Cúc Phương, hầu như nhà ai cũng nuôi một vài contrâu, bò để lấy sức kéo. Mùa đông ở Cúc Phương lạnh lắm, những lớp sương muôíphủ trắng khu rừng già, xoa mờ cả những bước chân trên lối mòn cheo leo. Cả bảnMường chìm khuất trong màn sương trắng mờ ảo…

Trong manh áo cộc, những đứa trẻ xúm lại đốt lửa để sưởi ấm trong lúccanh chừng đàn trâu, bò đang gặm cỏ. Cho đến một sáng thức giấc, lớp sươngtrắng ấy không còn. ánh nắng vàng xuyên qua những tầng cây cao thấp của rừnggià, nhảy nhót trên những thảm cỏ vừa bật chồi xanh. Phấn khởi nhất có lẽ làbọn trẻ con, chúng không phải đưa bò đi tìm cỏ ở đồng xa nữa. Vắt vẻo trên lưngtrâu, ngắm ánh nắng hoang hoải cuối đông và lắng nghe tiếng chim hót, tiếng gàrừng gáy te te. Lúc đó, chúng mới biết rằng Tết sắp đến, mùa Xuân đang gõ cưảtừng nhà. “Đối với người lớn, có nhiều việc phải làm để lo một cái Tết cho giađình. Những người đàn ông trong bản thì rủ nhau vào rừng săn bắn. “Chiến lơịphẩm” khi trở về là những con thú rừng; những gánh củi to, những cây giang làmlạt và đặc biệt là những bó lá dong rừng xanh mướt để gói bánh chưng. Phụ nữthì tất bật vừa nấu rượu ngô, rượu sắn, vừa mải miết dệt vải để may quần áo mơícho cả gia đình”- ông Tuyên xúc động nhớ lại.

Giờ, cuộc sốngcủa người dân ngày càng no đủ. Vào thời điểm giáp Tết, đồng bào Mường ở CúcPhương ít còn dệt vải bởi đã có những bộ quần áo truyền thống sặc sỡ sắc màuđược bày bán sẵn ở chợ. Đàn ông cũng không phải đi vào rừng săn bắn nữa mà dànhthời gian ở nhà chăm sóc đàn vật nuôi có giá trị cao hơn như hươu, ong, nhím…bọn trẻ con cũng không đợi Tết đến, Xuân về qua những biến đổi của cây, của cỏnữa. Tuy vậy, nhiều nét văn hóa độc đáo trong ngày đón Tết cổ truyền vẫn đượcđồng bào Mường gìn giữ, nâng niu.

Trưởng thôn Sấm 2Đinh Minh Châu nói rằng, ở Cúc Phương, hầu như nhà ai cũng nuôi lợn để thịt vàodịp Tết. Bởi với đồng bào Mường, có một con lợn để thịt ăn riêng hoặc đánh đụngmới thể hiện được sự đoàn kết, sum họp của các gia đình, lại vừa thể hiện mộtnăm làm ăn phát đạt. Từ ngày 27 Tết trở đi, các gia đình trong bản luân phiênlàm thịt lợn. Vất vả đôi chút vì có khi một buổi sáng cánh đàn ông phải làmthịt tới mấy con lợn, nhưng không khí luôn vui vẻ, chộn rộn tiếng nói cười. Saukhi lợn được thịt xong, phần thịt được gia đình cất đi để chế biến đồ ăn trongngày Tết. Còn phần nội tạng được chế biến để mời khách ăn bữa tất niên.

Khácvới người Kinh, bữa tất niên của người Mường bao giờ cũng có món cháo. Phầnthịt nạc ngon sẽ được các gia đình gói nem chua vào ngày 28 Tết. Nem chua củađồng bào Mường khá đặc biệt, được làm bằng thịt lợn nạc, muối trắng rang phồng,giã nát và thính gạo. Những nguyên liệu trên được trộn đều, sau 3 ngày là cóthể ăn được. Nem chua ở đây có thể để 1-2 tháng, vì vậy mà các nhà đều gói đếnvài trăm cái. Cùng với nem chua, rượu là một sản vật không thể thiếu trong ngàyTết của người Mường. Rượu của đồng bào Mường được các nhà tự nấu với quy trìnhrất cầu kỳ. Trước đây thì đồng bào nấu rượu ngô, rượu sắn, nhưng giờ thì chuyêủ́ là sử dụng lúa nếp nương để nâúrượu. Khách đến nhà ngày Tết, người Mường đều mang rượu và nem chua ra đãikhách chứ không làm cỗ cầu kỳ. Sau chén rượu tuy nhẹ mà ngấm, mà say, mọi ngươìvui vẻ chia sẻ với nhau những việc đã làm trong năm cũ và những dự định trongnăm mới.

Không chỉ lotoan, sửa soạn đón năm mới cùng gia đình, trưởng thôn Đinh Minh Châu còn lothêm một nhiệm vụ khác, đó là đôn đốc đội cồng chiêng của thôn tập luyện đểchuẩn bị các tiết mục biểu diễn dịp đầu Xuân mới. Đưa chúng tôi đi thăm nhữngchiếc chiêng cổ- vốn được dân bản nâng niu, gìn giữ và tự hào như một “báu vật”chung, ông Châu kể rằng, đối với đồng bào dân tộc Mường, cồng chiêng không đơnthuần chỉ là nhạc khí dân tộc mà còn là thanh âm quan trọng, linh thiêng và gắnbó gần như trọn vẹn với đời sống của bà con. Một đứa trẻ khi mới lọt lòng mẹ,nó đã được tiếng chiêng hoan hỉ chào đón và loan báo tin mừng đến cộng động dâncư. Những chàng trai, cô gái đến tuổi trưởng thành, lập gia đình thì trong ngàycưới, đội chiêng sẽ đánh những tiếng chiêng chúc mừng hạnh phúc; cồng chiêngcũng thúc giục khí thế hăng say sản xuất khi vào vụ mới hay gọi nhà nhà đếnchia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống và mang về những ướcnguyện ấm no.

Đặc biệt, vào dịp năm mới, bao giờ cũng có bài chiêng cổ sắc bùa.Trong ngày Tết cổ truyền, phường sắc bùa gồm 8 người tương ứng với bộ chiênggồm 8 cái. Phường bùa không phân biệt trai, gái hay già trẻ, chỉ cần có lòngđam mê với văn hóa truyền thống và là người thạo đánh cồng chiêng là đạt yêucầu. Mở đầu cuộc hát sắc bùa, phường bùa thường tụ họp ở nơi trung tâm củalàng, đánh cồng, chiêng với âm thanh rộn rã, rồi lần lượt đi đến từng nhà trongthôn chúc mừng. Hát xong ở sân, phường bùa chuyển sang hát bài “gọi cửa” chủnhà với những câu hát đầy ý nghĩa như “Chúc cho ông trên đụn/ bà trên nhà/ Năm cũ đã qua/ Bước sang năm mới/làm nên giàu có/ con cái phương trưởng/ muốn gì được nấy”… làm ấm lòng cả giachủ và khách khi Tết đến, Xuân về.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/c%C3%BAc-phuong-xuan-dang-v%C3%A8-20200121100913765p3c24.htm