Cục Hàng hải Việt Nam triển khai quy định về kiểm soát hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu sử dụng trên tàu biển

Loại dầu 'bunker' chính cho tàu là dầu nhiên liệu nặng, có nguồn gốc từ cặn dầu thô. Dầu thô chứa lưu huỳnh, sau khi đốt trong động cơ, kết thúc trong phát thải tàu. Oxit lưu huỳnh (SOx) được biết là có hại cho sức khỏe con người, gây ra các triệu chứng hô hấp và bệnh phổi. Trong khí quyển, SOx có thể dẫn đến mưa axit, có thể gây hại cho cây trồng, rừng và các loài thủy sinh, và góp phần vào sự axit hóa của đại dương.

Vì thế việc hạn chế SOx phát thải từ tàu sẽ cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ môi trường. Các quy định của Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) về giảm lượng khí thải lưu huỳnh (SOx) từ các tàu đầu tiên có hiệu lực vào năm 2005, theo Phụ lục VI của Công ước quốc tế về Ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu (được gọi là Công ước MARPOL). Kể từ đó, các giới hạn về lưu huỳnh oxit đã dần dần thắt chặt.

Từ ngày 1-1-2020, giới hạn lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu được sử dụng trên tàu hoạt động ngoài khu vực kiểm soát khí thải được chỉ định sẽ được giảm xuống 0,50% m/m (khối lượng theo khối lượng). Điều này sẽ làm giảm đáng kể lượng lưu huỳnh oxit phát ra từ tàu và phải có lợi ích sức khỏe và môi trường lớn cho thế giới, đặc biệt là đối với dân cư sống gần cảng và bờ biển.

Hoạt động của tàu biển là một trong những nguồn nhân tạo đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí.

Hoạt động của tàu biển là một trong những nguồn nhân tạo đóng góp đáng kể vào sự ô nhiễm không khí.

Để việc thực thi của các tàu được nhất quán, tại kỳ họp lần thứ 73 của Ủy ban Bảo vệ môi trường, Tổ chức Hàng hải quốc tế đã phê chuẩn Thông tri MEPC.1/Circ.878 ngày 9-11-2018 về Hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực thi cho việc thực hiện nhất quán của tàu về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5% theo quy định của Phụ lục VI Công ước MARPOL (MEPC.1/Circ.878) và Nghị quyết MEPC.305(73) ngày 26-10-2018 về các sửa đổi Phụ lục của Nghị định thư năm 1997 sửa đổi Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra năm 1973, được sửa đổi bởi Nghị định thư năm 1978, các sửa đổi về Phụ lục VI MARPOL (MEPC.305(73)).

Thông tri MEPC.1/Circ.878 ngày 9-11-2018 hướng dẫn khuyến khích các tàu mang cờ quốc tịch quốc gia cần chuẩn bị, thực hiện các hành động để tuân thủ các quy định về giới hạn hàm lượng lưu huỳnh 0,5%từ ngày 1-1-2020 và đưa ra mẫu hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch thực hiện của tàu (Ship Implementation Plan (SIP)) cùng với các hướng dẫn bổ sung về tác động đối với hệ thống máy của tàu và làm sạch két chứa nhiên liệu. Nghị quyết MEPC.305(73) ngày 26-10-2018 ban hành các sửa đổi Phụ lục VI Công ước MARPOL cấmvận chuyển dầu nhiên liệu không phù hợp (non-complient fuel oil) đối với mục đích động lực đẩy và hoạt động trên tàu liên quan đến Phụ lục 14 và Phụ chương I Phụ lục VI Công ước MARPOL.

Ngày 21-12-2018, Tokyo-MOU và Paris-MOU cũng đã ra Thông cáo báo chí về Chiến dịch thông tin kết hợp “Cảnh báo sớm trên toàn cầu năm 2020 đối với việc tuân thủ ngưỡng hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu”, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc thực hiện nhất quán quy định về hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5% có trong dầu nhiên liệu hàng hải sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 theo Quy định 14 và 18 Phụ lục VI Công ước MARPOL. Chiến dịch này kéo dài từ ngày 1-1-2019 đến ngày 31-12-2019.

Thực hiện Công văn số 2616/BGTVT-MT ngày 21-3-2019 của Bộ GTVT về triển khai quy định tại Phụ lục VI Công ước MARPOL về kiểm soát hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu sử dụng trên tàu biển và các nội dung nêu trên, Cục Hàng hải Việt Nam đã yêu cầu các Cảng vụ hàng hải thực hiện:

1. Tổ chức nghiên cứu thực hiện các quy định IMO thông qua liên quan về kiểm soát hàm lượng lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu: Nghị quyết MEPC.280(70) ngày 28-10-2016, Thông tri MEPC.1/Circ.878 ngày 9-11-2018 và Nghị quyết MEPC.305(73) ngày 26-10-2018 và Thông cáo báo chí ngày 21-12-2018 về Chiến dịch thông tin kết hợp giữa Tokyo-MOU và Paris-MOU “Cảnh báo sớm trên toàn cầu năm 2020 đối với việc tuân thủ ngưỡng hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu”.

2. Tuyên truyền, phổ biến và thông báo cho các chủ tàu, Cty quản lý, khai thác tàu biển, thuyền trưởng của Việt Nam và nước ngoài hoạt động tại vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý của các Cảng vụ hàng hải về các quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế nêu trên và Chiến dịch thông tin kết hợp giữa Tokyo-MOU và Paris-MOU và gửi thư cảnh báo sớm về tuân thủ ngưỡng hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu (theo mẫu đính kèm Thông cáo báo chí của Tokyo-MOU và Paris-MOU) nhằm tăng cường nhận thức, việc thực thi các quy định cho các Cy và thuyền viên đối với việc kiểm soát hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu sử dụng trên tàu biển.

3. Thông báo, phổ biến các quy định tại Nghị quyết MEPC.305(73) ngày 26-10-2018, các quy định liên quan đến kiểm soát hàm lượng lưu huỳnh trong dầu nhiên liệu hàng hải cho các đơn vị cung ứng nhiên liệu cho tàu biển và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tăng cường thực hiện kiểm tra việc cung ứng, sử dụng dầu nhiên liệu cho tàu biển có hàm lượng lưu huỳnh phù hợp theo quy định tại Phụ lục VI Công ước MARPOL tại vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý của các Cảng vụ hàng hải.

Nguyễn Đăng

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/cuc-hang-hai-viet-nam-trien-khai-quy-dinh-ve-kiem-soat-ham-luong-luu-huynh-trong-dau-nhien-lieu-su-dung-tren-tau-bien-173748.html