Cực dị tiêm kích hai thân, sáu súng của Mỹ trong CTTG 2

Các thiết kế sư của North American Aviation cho rằng, sức mạnh của tiêm kích P-51 Mustang sẽ tăng lên gấp đôi ghép hai máy bay lại với nhau, thế nhưng mọi chuyện lại diễn ra không hề suôn sẻ.

Theo đó North American Aviation ban đầu thiết kế tiêm kích hạng nặng F-82 để phục vụ cho các nhiệm vụ hộ tống ném bom tầm xa trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, tuy nhiên vai trò của nó sau đó lại được chuyển sang là loại tiêm kích đánh đêm.

Ngay sau khi ra đời, những chiếc tiêm kích F-82 này đã được Quân đội Mỹ sử dụng rộng rãi để thay thế cho các tiêm kích hạng nặng đời trước đó loại P-61 Black Widow - vốn cũng được sử dụng vào nhiệm vụ đánh đêm. Nguồn ảnh: OCFB.

Quá trình thiết kế của F-82 bắt đầu vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai do nhu cầu về máy bay hộ tống tầm xa của Quân đội Mỹ là rất lớn. Tuy nhiên vào thời điểm đó chưa có loại tiêm kích nào của Mỹ đủ khả năng hộ tống theo máy bay ném bom B-29 trên toàn bộ quãng đường bay. Nguồn ảnh: OCFB.

Thiết kế của F-82 có phần cực kỳ độc đáo với hai thân - về cơ bản là hai chiếc tiêm kích một động cơ ghép lại với nhau giống với thiết kế của Bf 109Z do Đức nghiên cứu trước đó. Nguồn ảnh: OCFB.

Mặc dù được thiết kế dựa trên thiết kế của Mustang tuy nhiên phần cánh quạt, đuôi và hệ thống khí động học của chiếc F-82 đã được cải tiến hoàn toàn mới, bao gồm cả hệ thống càng đáp được làm lại từ đầu. Nguồn ảnh: OCFB.

Thiết kế hai thân với hai phi công trên chiếc tiêm kích hạng nặng F-82 cho phép nó có hai phi công điều khiển. Cả hai vị trí phi công này sẽ thay phiên nhau điều khiển máy bay ném bom hộ tống trong những phi vụ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ thậm chí cả ngày. Nguồn ảnh: OCFB.

Hệ thống hỏa lực của F-82 cũng cực kỳ độc đáo, nó có tổng cộng 6 khẩu súng máy Browning M2 loại 12,7 mm. Kiểu thiết kế súng máy này cho phép F-82 có khả năng tiêu diệt mục tiêu tốt hơn nhiều so với các loại tiêm kích khác vì độ chụm của đạn ở khoảng cách xa gần như không thay đổi. Nguồn ảnh: OCFB.

Thử nghiệm độ chụm đạn của 6 khẩu súng máy trên máy bay F-82, có thể thấy toàn bộ các đường đạn đều được bắn ra thẳng hướng từ máy bay thay vì phải xiên chéo như kiểu bố trí súng máy ở hai cánh trên máy bay tiêm kích thông thường khác. Nguồn ảnh: OCFB.

Ngoài ra, chiếc tiêm kích này còn mang được tối đa 25 pháo phản lực phóng loạt cỡ 127mm hoặc 1900 kg bom. Tốc độ tối đa mà F-82 đạt được là 740 km/h, tầm bay tối đa lên tới 3600 km và trần bay đạt 12.000 mét - đảm bảo nó có thể theo sát được mọi loại máy bay ném bom của Không quân Mỹ lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: OCFB.

Dù được thiết kế khá hoàn hảo, tuy nhiên F-82 lại không kịp tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai do ra đời quá muộn. Tới tận Chiến tranh Triều tiên, chiếc F-82 mới được tham chiến số lượng lớn, tuy nhiên thời điểm này các chiến đấu cơ phản lực đã xuất hiện và F-82 dần mất đi ưu thế trên không của mình. Nguồn ảnh: OCFB.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc, toàn bộ tiêm kích hạng nặng F-82 Mustang đã được cho về hưu. Tổng cộng Mỹ đã sản xuất ra 272 chiến đấu cơ loại này với giá thành vào khoảng hơn 200.000 USD cho mỗi chiếc. Nguồn ảnh: Tube.

Tới ngày nay, tổng cộng còn 5 chiếc F-82 nguyên bản còn tồn tại trên thế giới. Trong đó có một chiếc phiên bản F-82G tới năm 2011 vẫn còn bay được. Nguồn ảnh: OCFB.

Mời độc giả xem Video: Tiêm kích Mustang hiện địa bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai của Không quân Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/cuc-di-tiem-kich-hai-than-sau-sung-cua-my-trong-cttg-2-1158356.html