Cử tri quan tâm tới phát triển nông nghiệp địa phương

Việc tìm giải pháp để phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn là vấn đề được đại đa số cử tri xã Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) quan tâm trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới hiện nay.

Đông Sơn (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vốn được biết đến là xã sản xuất chính yếu dựa vào nông nghiệp. Xã có diện tích tự nhiên 746,52 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 482,02 ha (chiếm gần 65% diện tích tự nhiên), có trên 2200 hộ được phân bổ thành 9 thôn.

Sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa nhân dân trong xã đã chủ động tập trung nhân lực, tài lực đầu tư cải tạo đồng ruộng tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trông vật nuôi. Cho đến nay có 43 hộ chăn nuôi mô hình trang trại, 98 hộ chăn nuôi gia trại, hàng chục ha trồng bưởi, na và các cây ăn quả.

Nhiều cử tri xã Đông Sơn ( huyện Chương Mỹ) quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp địa phương (Ảnh: P.N)

Nhiều cử tri xã Đông Sơn ( huyện Chương Mỹ) quan tâm tới vấn đề phát triển nông nghiệp địa phương (Ảnh: P.N)

Nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao đã cho thu nhập trên 120 triệu đồng/ha. Từ đó nhiều hộ kinh tế phát triển vươn lên từ hộ trung bình trở thành hộ khá, giàu đồng thời giải quyết tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại chỗ, cho thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 39,5 triệu đồng.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, cử tri cho biết sản xuất nông nghiệp của xã vẫn tồn tại nhiều bất cập, sản xuất còn manh mún, các mô hình chủ yếu là tự phát dẫn đến được mùa thì mất giá, được giá thì mất mùa, không những vậy còn tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Như năm 2017, giá lợn hơi xuống kỷ lục làm cho nhiều hộ dân thua lỗ điêu đứng. Không chỉ chăn nuôi, trong sản xuất cây lúa chi phí đầu vào giá thành cao, nông dân sản xuất thua lỗ nên nhiều hộ bỏ ruộng không cấy, từ đó làm ảnh hướng đến phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương

Trước những vấn đề cấp bách trên, để đảm bảo cho nông nghiệp địa phương được phát triển bền vững, bà con yên tâm sản xuất, cử tri đề nghị HĐND Thành phố có cơ chế, chính sách, giải pháp đề phát triển nông nghiệp ổn đinh, bền vững, có giá trị cao. Đặc biệt cần quan tâm sâu sắc đến vấn đề an toàn thực phẩm để nâng cao thu nhập cho khu vực nông thôn Thủ đô đến năm 2020 đạt 49 triệu đồng/người/năm trở lên.

N.Phương

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/cu-tri-quan-tam-toi-phat-trien-nong-nghiep-dia-phuong-83156.html