Cử tri Nga bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi Hiến pháp

77,92% cử tri Nga đã bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi Hiến pháp nước này, trong khi 21,27 % bỏ phiếu chống, Sputnik trích dẫn dữ liệu của Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC).

77,92% cử tri Nga đã bỏ phiếu ủng hộ sửa đổi Hiến pháp nước này, trong khi 21,27% bỏ phiếu chống. Đây là gói thay đổi hiến pháp lớn nhất tại Nga kể từ năm 1993.

Kết quả tổng hợp cho thấy, cơ bản người dân Nga ủng hộ sửa đổi Hiến pháp. Ngoại lệ duy nhất là Khu tự trị Nenets, nơi có 54,57 % công dân đã bỏ phiếu chống.

Công dân Nga ở New York, Berlin và Vienna đánh giá tiêu cực về sửa đổi Hiến pháp.

Ông Putin tham gia bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp Nga. Nguồn: aa.com.

Ông Putin tham gia bỏ phiếu sửa đổi Hiến pháp Nga. Nguồn: aa.com.

Cũng theo CEC, tổng số cử tri có mặt bỏ phiếu về Hiến pháp đạt 65%.

Theo TASS, có 57,7 triệu cử tri Nga đi bỏ phiếu, so với 33 triệu cư tri tham gia trong một hoạt động tương tự vào năm 1993.

Cuộc bỏ phiếu toàn Nga về sửa đổi Luật Hiến pháp đã bắt đầu trên khắp nước Nga vào ngày 25/6. Quyết định kéo dài thời gian bỏ phiếu trong một tuần được đưa ra để tránh đám đông trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Công dân Nga sinh sống và làm việc tại Việt Nam cũng tham gia cuộc bỏ phiếu toàn Nga về sửa đổi Hiến pháp LB Nga, tại trạm bỏ phiếu số 8067 ở Hà Nội vào ngày 1/7.

Có 57,7 triệu cư tri Nga tham gia bỏ phiếu. Nguồn: TASS.

Ngoài hình thức bỏ phiếu truyền thống, lần bỏ phiếu này còn áp dụng hình thức bỏ phiếu ở dạng điện tử.

Với các sửa đổi, công chúng, chính phủ và quốc hội Nga sẽ có quyền hạn rộng hơn trong khi các yêu cầu đối với ứng cử viên công sở. Họ sẽ bị cấm giữ hộ chiếu nước ngoài, cư trú hoặc tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, trong khi các ứng cử viên cho vị trí tổng thống sẽ cũng phải sống ở Nga ít nhất 25 năm.

Các sửa đổi cũng cấm mọi hành động đe dọa đến toàn vẹn lãnh thổ của Nga.

Công dân Nga tại Việt Nam bỏ phiếu sửa đổi hiến pháp Nga. Nguồn: Sputnik.

Sửa đổi cũng đưa ra những yêu cầu mới cho Tổng thống, thành viên chính phủ và quan chức nhà nước ở nhiều cấp độ, củng cố bảo đảm xã hội nhà nước trước công dân, thay đổi một số điều khoản về quyền hạn của quốc hội, cấm chuyển nhượng lãnh thổ liên bang, thiết lập quy chế ngôn ngữ Nga.

Điều được chú ý nhất, cũng là chủ đề gây chia rẽ ở chỗ, sửa đổi cho phép Tổng thống đương nhiệm ra tranh cử lại vào năm 2024.

"Sau khi tổng hợp kết quả chính thức của CEC, các sửa đổi có hiệu lực và có thể được công bố ngay lập tức", - Andrei Klishas, Chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về pháp chế Hiến pháp cho biết.

Huy Anh

Nguồn BVPL: https://baovephapluat.vn/quoc-te/tin-tuc/cu-tri-nga-bo-phieu-ung-ho-sua-doi-hien-phap-90691.html