Cú lừa ngoạn mục của hãng tin BBC khiến nhiều người tin sái cổ

Năm 1957, hãng tin BBC của Anh thực hiện một cú lừa ngoạn mục khi đưa tin về một gia đình Thụy Sĩ thu hoạch mì spaghetti từ cây rồi phơi khô. Kết quả là nhiều người dân tin đó là sự thật.

Không ai có thể ngờ rằng, một hãng truyền thông có thể thực hiện một cú lừa ngoạn mục như hãng tin BBC của Anh đã làm năm 1957. Nhiều người tin vào thông tin mà BBC đăng tải mà không hay biết bản thân bị lừa.

Không ai có thể ngờ rằng, một hãng truyền thông có thể thực hiện một cú lừa ngoạn mục như hãng tin BBC của Anh đã làm năm 1957. Nhiều người tin vào thông tin mà BBC đăng tải mà không hay biết bản thân bị lừa.

Cú lừa để đời của BBC được thực hiện vào ngày 1/4/1957. Khi ấy, chương trình Panorama của BBC có phát một video có thời lượng khoảng 3 phút.

Đoạn video này khiến dư luận vô cùng quan tâm và thích thú khi ghi lại cảnh một gia đình ở Thụy Sĩ thu hoạch mì spaghetti từ cây. Sau đó, họ đem phơi khô mì spaghetti để bảo quản được lâu.

Để mọi người càng tin vào thông tin giả này, người dẫn chương trình Panorama là Richard Dimbleby còn nói với khán giả rằng, vụ mùa mì spaghetti năm đó rất tốt.

Người dân có một vụ mùa spaghetti bội thu do đã tiêu diệt được gần như toàn bộ bọ đầu dài - loài vật gây hại lớn cho loại cây trồng này.

Sau khi chương trình trên của BBC được phát sóng, hàng trăm người tin rằng thực sự có cây mì spaghetti.

Vì vậy, nhiều người đã gọi điện đến đường dây nóng của hãng tin này để hỏi về việc có thể mua cây mì spaghetti ở đâu và trồng như thế nào.

Nhiều người dân quan tâm đến tin tức trên còn xuất phát từ việc món mì spaghetti khi ấy đang là một trong những món ăn ngon khiến thực khách "phát cuồng".

Sau khi làm "nóng" dư luận, hãng tin BBC nhanh chóng thực hiện một chương trình giải thích video về cây mì spaghetti chỉ là một trò đùa do họ cố tình dàn dựng. Họ thông tin đến khán giả rằng, mì spaghetti được làm từ bột mì, nước và một số nguyên liệu khác.

Trước lời giải thích của BBC, nhiều người bày tỏ sự thất vọng, thậm chí không tin rằng bản thân bị lừa một cách dễ dàng đến vậy.

Mời độc giả xem video: Giả mạo công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản người dân. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo Thevintagenews)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/cu-lua-ngoan-muc-cua-hang-tin-bbc-khien-nhieu-nguoi-tin-sai-co-1520274.html