Cú lừa 'cái xác chết' thay đổi cục diện Thế chiến 2

Chiến dịch Mincemeat là một phi vụ gián điệp của Anh nhằm đánh lừa Đức Quốc xã.

Chiến dịch này giúp Đồng minh giành chiến thắng, làm thay đổi cục diện Thế chiến 2 cách đây hơn 70 năm, trang tin Listvers.com (Anh) ngày 15/9 vừa xới lên sự kiện này .

Chuyện bắt đầu từ một cái xác chết

Chiến dịch Mincemeat (Operation Mincemeat) là một phần của Chiến dịch Barclay mà Anh và đồng minh thực hiện trong Thế chiến II . Theo đó, vào buổi sáng ngày 30-4-1943, một ngư phủ tình cờ phát hiện thấy một xác chết trôi của một sĩ quan người Anh ngoài khơi Tây Ban Nha.

Tay xác chết còng chặt vào một chiếc vali đựng tài liệu. Giấy tờ cho biết, nạn nhân là thiếu tá Martin thuộc quân lực Hoàng gia Anh.

Tây Ban Nha lúc đó là một nước trung lập nhưng có khuynh hướng thân Đức. Nhà chức trách Tây Ban Nha mở cái vali ra và cẩn thận khám xét những giấy tờ bên trong.

Chiến dịch Mincemeat và Ian Flemming, tác giả của cú lừa mang tên xác chết

Thông tin cho biết quân đội Đồng Minh sẽ tấn công Sardegna và Corse. Những tài liệu này lập tức được đưa đến cho Hitler.

Hitler ra lệnh đưa quân về Sardegna và Corse, làm giảm thiểu sự phòng thủ ở Sicilia.

Đây là điều Phát xít Đức không hề hay biết, là một âm mưu “vô tiền khoáng hậu” nhằm đánh lạc hướng Hitler về cuộc đổ bộ Sicilia sắp tới của quân đội đồng minh bởi tất cả những gì Đức thu được đều là giả mạo. Hậu quả, khi quân đồng minh tấn công thực vào vào Sicilia thì đã muộn, quân Đức trở tay không kịp.

Ngay sau khi xác chết được đưa lên bờ, Tây Ban Nha nhanh chóng xác nhận đây là thi thể của thiếu tá W. Martin, người xứ Wales bị thiệt mạng trong một tai nạn máy bay.

Phải nói ngay rằng những năm cuối Thế chiến 2, phe Đồng minh đã giành được một số thắng lợi nhưng việc đẩy lùi Đức Quốc xã khỏi châu Âu còn gặp nhiều khó khăn. Ngay lập tức Chiến dịch Mincemeat ra đời, kế hoạch này có thể tóm tắt như sau:

Dùng một xác chết giả làm sĩ quan thông tin để “đưa tin” lừa đối phương bằng những thông tin mang theo nhưng phải diễn ra một cách tự nhiên.

Việc đầu tiên là tìm một xác chết có hình dạng y chang nạn nhân nạn máy bay, mặc được áo cứu hộ, phải trôi dạt vào một vùng biển đã định trước, và giống hệt như một người chết trôi đích thực.

Chứng minh nhân dân và vật dụng cá nhân mang trên người xác chết.

Người được giao nhiệm vụ tìm xác chết là trung úy Hải quân Hoàng gia Charles Cholmondeley và đại úy Ewen Montagu. Đầu tháng Giêng 1943, một thi thể hội tụ đủ tiêu chí đã tìm được tìm thấy, đó là một người vô gia cư, không không bạn bè, người thân và không ai biết chết vì lý do gì.

Điều này phòng khi Đức khám nghiệm tử thi cũng không tìm ra nguyên nhân tử vong. Xác chết được bảo quản 3 tháng trong lạnh đông trước khi cho trôi biển.

Công việc tiếp theo là tạo danh tính sau khi hóa trang, cuối cùng người ta đã tìm được danh tính cụ thể, thiếu tá William Martin thuộc thủy quân lục chiến Hoàng gia.

W. Martin mang theo những giấy tờ tùy thân nhân như chứng minh thư, bức ảnh người yêu tên là Pam, hai bức thư tình của Pam, một hóa đơn mua nhẫn đính hôn giá 53 bảng Anh của một cửa hàng trang sức ở London, một bức thư của bố Martin và một đơn đòi nợ 79 bảng Anh của ngân hàng Lloyds....

Thực ra, người phụ nữ trong ảnh là Jean Leslie, nhân viên 19 tuổi người Hampshire làm việc cho MI5. Ngoài ra, tư trang còn có một sợi dây chuyền, thuốc xì gà, diêm, bút chì, chìa khóa và một hóa đơn mua quần áo... Để giúp những tài liệu trên không bị nhòe nước biển MI5 đã sử dụng các loại mực cực tốt.

Ngoài những giấy tờ cá nhân, cổ tay xác chết được xích vào một chiếc cặp đựng tài liệu có ghi chữ “tuyệt mật”, bên trong đựng một bức thư của tướng Archibald Nye, Phó Tổng Tham mưu trưởng quân đội Anh, gửi tướng Harold Alexander chỉ huy đội quân chiến đấu ở Algeria và Tunisia.

Bức thư tiết lộ quân Đồng minh đang chuẩn bị vượt Địa Trung Hải từ những vị trí đóng quân ở Bắc Phi để tấn công những vùng chiếm đóng của Đức ở Hy Lạp và Sardinia.

Công đoạn hóa trang xác chết trước khi thả trôi

Mồi thả và cắn câu

Sao 10 ngày tìm kiếm vị trí, rạng sáng ngày 30-4-1943, tàu ngầm HMS Seraph nổi lên từ độ sâu 1,46 km ở ngoài khơi Huelva để làm nhiệm vụ đặc biệt này, thả thi thể xuống biển ở cách xa bờ chừng 20km.

Ngay trong ngày 30-4, một ngư dân phát hiện xác chết thiếu tá Martin trên bờ biển Huelva, phía nam Tây Ban Nha.

Thi thể được phía Tây Ban Nha kết luận là một sĩ quan thông tin Anh bị chết trong một tai nạn máy bay. Nhà chức trách Tây Ban Nha còn thu giữ những vật dụng cá nhân và tài liệu mật đi kèm trước khi cho mai táng vì xác chết phân hủy, bốc mùi. Từ đây, Anh và Đức chính thức nhập cuộc chơi mèo vờn chuột.

Nhằm tăng tính thuyết phục và để Đức không nghi ngờ, Anh cho đăng tin về chiếc cặp đựng tài liệu bị mất. Tình báo Anh biết tuy là trung lập nhưng Tây Ban Nha lại thân với Đức nên trước sau nó sẽ đến tay Hitler.

Pam, người tình tưởng tượng của thiếu tá W.Martin.

Sau một tuần tình báo Đức đã giải mã toàn bộ nội dung bên trong chiếc cặp. Sau khi kiểm chứng, ngày 9-7-1943 Hitler điều động tướng Erwin Rommel cùng 90.000 lính từ Sicily sang phòng thủ tại Hy Lạp và Sardinia để đón đầu đợt tấn công với hy vọng diệt gọn quân đồng minh.

Để làm được điều này buộc Đức phải dàn mỏng lực lượng tại Sicily, nên bỗng dưng tạo thêm điều kiện cho quân Đồng minh.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/ho-so/cu-lua-cai-xac-chet-thay-doi-cuc-dien-the-chien-2-3365766/