Củ cải, không thể cứ đợi 'giải cứu'

Tín hiệu 'giải cứu' được phát đi từ chính quyền, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngay khi có thông tin hơn 3.000 tấn củ cải tại thôn Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) tồn đọng, có nguy cơ phải đổ bỏ. Nhưng về dài hạn, cách làm này không giải quyết được bài toán được mùa mất giá, câu chuyện dường như trở thành quen thuộc của nông sản Việt Nam.

Ế, thừa mới lo tìm đầu ra

Có mặt tại cánh đồng thôn Đông Cao, PV Thời Nay ghi nhận tình trạng nhiều cánh đồng củ cải đã nở hoa trắng xóa, một số người dân phải thuê xe để đổ bỏ vì củ cải đã quá già xốp, không thể sử dụng. Cũng không có ai đến hỏi xin, trong thôn nhà ai cũng trồng. Trong làng không phát triển chăn nuôi, không ai nghĩ đến chế biến thành củ cải sấy khô, thành thức ăn gia súc, ủ củ cải đổ bỏ thành phân bón… Cách chế biến duy nhất mà người dân Đông Cao áp dụng là mang về thái ra đem phơi để dùng dần. Sân nào cũng củ cải phơi trắng. Nhưng không nhà nào có sức phơi hết cả chục tấn củ cải, nên đành thuê xe đổ bỏ.

Để tiết kiệm tiền thuê nhân công, giá 40 nghìn đồng /giờ, gia đình anh Nguyễn Văn Tiến (thôn 4, Đông Cao) huy động cả nhà xuống bãi nhổ củ cải đem vứt bỏ, lấy chỗ để xuống giống mới. Hơn một mẫu củ cải, ước tính khoảng 20 tấn, đã quá thời điểm thu hoạch cả tháng mà không ai hỏi mua. Anh Tiến phải thuê 6-7 chuyến xe, 150 nghìn đồng/chuyến để đổ ra hố chôn mà tuần trước chính quyền xã cho máy xúc đào sẵn tiện cho việc vứt bỏ nông sản. Ước tính cứ một sào củ cải phải đầu tư khoảng 2-2,5 triệu đồng, thu hơn 2 tấn củ cải, gia đình anh Tiến năm nay mất trắng 25-30 triệu đồng.

Theo ông Vũ Văn Kỳ - Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao, hiện ở đây có tổng cộng 80 ha trồng củ cải trắng. Đến thời điểm này vẫn còn 20 ha củ cải trắng đang thu hoạch tương đương 1.200-1.500 tấn và vẫn còn 20 ha nữa chuẩn bị thu hoạch (70% đã bán cho thương lái). Thời điểm này, giá củ cải đã xuống rất thấp, khoảng 4-5 nghìn đồng/kg loại củ đẹp và 1 nghìn đồng/kg loại không đẹp.“Người dân Đông Cao có thói quen bán ruộng rau trước cho thương lái. Lần này thiệt hại không chỉ nông dân, mà cả thương lái cũng chịu một phần”, ông Kỳ cho biết.

Đừng nhắm mắt làm cố!

Nằm ở ven đê sông Hồng, thôn Đông Cao là nơi có diện tích và số hộ trồng củ cải nhiều nhất xã Tráng Việt. HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao có tới 200 ha trồng rau xanh với sản lượng 30 nghìn tấn, nhưng hợp tác xã mới ký kết hợp đồng tiêu thụ được 5%, bán cho doanh nghiệp, siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Phần lớn đầu ra của sản phẩm phụ thuộc vào 40-50 thương lái, là người trong thôn, chuyên cung cấp củ cải cho chợ đầu mối Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mỗi ngày thương lái vẫn thu 150-200 tấn củ cải, đưa các chợ đầu mối, các bếp ăn, nhưng vẫn không ăn thua gì so lượng củ cải dư tại các ruộng vào kỳ thu hoạch.

Năm trước củ cải được giá, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng nên mở rộng quy mô. Trong vùng cũng chưa có nhà máy chế biến hay sấy khô củ cải. Củ cải năm nay ế ẩm, phải đổ bỏ nhưng dường như không ảnh hưởng đến quyết định chọn giống gieo trồng của người dân trong thôn. Khi hỏi vụ này trồng giống gì, anh Tiến và nhiều hộ dân ở Đông Cao đều trả lời sẽ… trồng tiếp củ cải, vì “đất ở đây chỉ hợp với mỗi loại này!”.

Anh Hoàng Công, Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, nhận xét, việc trồng củ cải hiện nay vẫn thông qua các khâu trung gian, dù là người làng nhưng vẫn chưa trực tiếp đến với người tiêu dùng, dù đã có tem, nhãn, chứng nhận rau an toàn, nhưng vẫn dùng chung kênh phân phối với các loại nông sản thông thường, nên vào thời điểm mùa vụ, khi rau củ từ nhiều nơi cùng đổ về một lúc, việc rớt giá là không thể tránh khỏi. Khi dùng chung kênh phân phối là chợ đầu mối, thì dù có cố gắng đến mấy cũng không thể nêu bật lên ưu điểm của rau an toàn, hay các chứng nhận của HTX hoặc nhãn hiệu tập thể.

Ghi nhận của phóng viên tại ruộng, người dân trồng loại củ cải nhập giống từ Hàn Quốc, cân nặng củ nhỏ 2 kg, củ lớn 5-7 kg, lớn gấp chục lần so với loại củ cải truyền thống. Người dân cho biết lúc giá cao loại củ này bán được 15 nghìn đồng/kg. Nhưng với tâm lý người tiêu dùng thành thị đang hướng về các mặt hàng bảo đảm chất lượng, loại củ cải này sẽ bị người tiêu dùng nghi ngờ là củ cải Trung Quốc, hoặc bị phun thuốc tăng trưởng. Một giống cây mới đưa vào thực tiễn, có lẽ không chỉ cần trồng thử nghiệm, mà còn cần chuẩn bị sẵn đầu ra và quan sát các xu thế thị trường để có những khuyến cáo phù hợp.

Anh Hoàng Công nhận định, xu hướng hiện tại của người tiêu dùng thành thị là chuyển từ thực phẩm có sử dụng hóa chất sang hướng sử dụng thực phẩm an toàn, đặc biệt thực phẩm hữu cơ đang được người tiêu dùng đón nhận. Chính vì vậy, nếu người dân trồng theo phương pháp hữu cơ và minh bạch cách làm thì chắc chắn hết hàng.

Ế, thừa mới lo tìm đầu ra

Có mặt tại cánh đồng thôn Đông Cao, PV Thời Nay ghi nhận tình trạng nhiều cánh đồng củ cải đã nở hoa trắng xóa, một số người dân phải thuê xe để đổ bỏ vì củ cải đã quá già xốp, không thể sử dụng. Cũng không có ai đến hỏi xin, trong thôn nhà ai cũng trồng. Trong làng không phát triển chăn nuôi, không ai nghĩ đến chế biến thành củ cải sấy khô, thành thức ăn gia súc, ủ củ cải đổ bỏ thành phân bón… Cách chế biến duy nhất mà người dân Đông Cao áp dụng là mang về thái ra đem phơi để dùng dần. Sân nào cũng củ cải phơi trắng. Nhưng không nhà nào có sức phơi hết cả chục tấn củ cải, nên đành thuê xe đổ bỏ.

Để tiết kiệm tiền thuê nhân công, giá 40 nghìn đồng /giờ, gia đình anh Nguyễn Văn Tiến (thôn 4, Đông Cao) huy động cả nhà xuống bãi nhổ củ cải đem vứt bỏ, lấy chỗ để xuống giống mới. Hơn một mẫu củ cải, ước tính khoảng 20 tấn, đã quá thời điểm thu hoạch cả tháng mà không ai hỏi mua. Anh Tiến phải thuê 6-7 chuyến xe, 150 nghìn đồng/chuyến để đổ ra hố chôn mà tuần trước chính quyền xã cho máy xúc đào sẵn tiện cho việc vứt bỏ nông sản. Ước tính cứ một sào củ cải phải đầu tư khoảng 2-2,5 triệu đồng, thu hơn 2 tấn củ cải, gia đình anh Tiến năm nay mất trắng 25-30 triệu đồng.

Theo ông Vũ Văn Kỳ - Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao, hiện ở đây có tổng cộng 80 ha trồng củ cải trắng. Đến thời điểm này vẫn còn 20 ha củ cải trắng đang thu hoạch tương đương 1.200-1.500 tấn và vẫn còn 20 ha nữa chuẩn bị thu hoạch (70% đã bán cho thương lái). Thời điểm này, giá củ cải đã xuống rất thấp, khoảng 4-5 nghìn đồng/kg loại củ đẹp và 1 nghìn đồng/kg loại không đẹp.“Người dân Đông Cao có thói quen bán ruộng rau trước cho thương lái. Lần này thiệt hại không chỉ nông dân, mà cả thương lái cũng chịu một phần”, ông Kỳ cho biết.

Đừng nhắm mắt làm cố!

Nằm ở ven đê sông Hồng, thôn Đông Cao là nơi có diện tích và số hộ trồng củ cải nhiều nhất xã Tráng Việt. HTX dịch vụ tổng hợp Đông Cao có tới 200 ha trồng rau xanh với sản lượng 30 nghìn tấn, nhưng hợp tác xã mới ký kết hợp đồng tiêu thụ được 5%, bán cho doanh nghiệp, siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Phần lớn đầu ra của sản phẩm phụ thuộc vào 40-50 thương lái, là người trong thôn, chuyên cung cấp củ cải cho chợ đầu mối Hà Nội và các tỉnh lân cận. Mỗi ngày thương lái vẫn thu 150-200 tấn củ cải, đưa các chợ đầu mối, các bếp ăn, nhưng vẫn không ăn thua gì so lượng củ cải dư tại các ruộng vào kỳ thu hoạch.

Năm trước củ cải được giá, nhiều hộ thu lãi hàng trăm triệu đồng nên mở rộng quy mô. Trong vùng cũng chưa có nhà máy chế biến hay sấy khô củ cải. Củ cải năm nay ế ẩm, phải đổ bỏ nhưng dường như không ảnh hưởng đến quyết định chọn giống gieo trồng của người dân trong thôn. Khi hỏi vụ này trồng giống gì, anh Tiến và nhiều hộ dân ở Đông Cao đều trả lời sẽ… trồng tiếp củ cải, vì “đất ở đây chỉ hợp với mỗi loại này!”.

Anh Hoàng Công, Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, nhận xét, việc trồng củ cải hiện nay vẫn thông qua các khâu trung gian, dù là người làng nhưng vẫn chưa trực tiếp đến với người tiêu dùng, dù đã có tem, nhãn, chứng nhận rau an toàn, nhưng vẫn dùng chung kênh phân phối với các loại nông sản thông thường, nên vào thời điểm mùa vụ, khi rau củ từ nhiều nơi cùng đổ về một lúc, việc rớt giá là không thể tránh khỏi. Khi dùng chung kênh phân phối là chợ đầu mối, thì dù có cố gắng đến mấy cũng không thể nêu bật lên ưu điểm của rau an toàn, hay các chứng nhận của HTX hoặc nhãn hiệu tập thể.

Ghi nhận của phóng viên tại ruộng, người dân trồng loại củ cải nhập giống từ Hàn Quốc, cân nặng củ nhỏ 2 kg, củ lớn 5-7 kg, lớn gấp chục lần so với loại củ cải truyền thống. Người dân cho biết lúc giá cao loại củ này bán được 15 nghìn đồng/kg. Nhưng với tâm lý người tiêu dùng thành thị đang hướng về các mặt hàng bảo đảm chất lượng, loại củ cải này sẽ bị người tiêu dùng nghi ngờ là củ cải Trung Quốc, hoặc bị phun thuốc tăng trưởng. Một giống cây mới đưa vào thực tiễn, có lẽ không chỉ cần trồng thử nghiệm, mà còn cần chuẩn bị sẵn đầu ra và quan sát các xu thế thị trường để có những khuyến cáo phù hợp.

Anh Hoàng Công nhận định, xu hướng hiện tại của người tiêu dùng thành thị là chuyển từ thực phẩm có sử dụng hóa chất sang hướng sử dụng thực phẩm an toàn, đặc biệt thực phẩm hữu cơ đang được người tiêu dùng đón nhận. Chính vì vậy, nếu người dân trồng theo phương pháp hữu cơ và minh bạch cách làm thì chắc chắn hết hàng.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-kinhte/item/35857602-cu-cai-khong-the-cu-doi-%E2%80%9Cgiai-cuu%E2%80%9D.html