Cụ bà thoát khỏi bệnh tiểu đường nhờ lời khuyên tìm gặp 'thần y núi Tản'

Chạy chữa nhiều nơi, uống nhiều thuốc nhưng bệnh tiểu đường của bà Nguyễn Thị Bé (66 tuổi, Đống Đa, TP. Hà Nội) không thuyên giảm cho đến khi gặp được lương y Lý Thị Mỹ Châu (ngụ xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội.

Chán nản vì bệnh tiểu đường

Ba năm trở lại đây bà Bé phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. Ban đầu là những triệu chứng như mắt mờ, chân tay tê bì, rồi đến hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm và hay thở dốc. Bà Bé vốn là người khỏe mạnh, ít bệnh tật nên khi gặp những triệu chứng này, bà cũng không lấy gì làm lạ. Nghĩ chỉ là những dấu hiệu của tuổi già, bà chỉ Bé thêm vitamin và ăn nhiều loại hoa quả, rồi uống hoạt huyết dưỡng não nhưng không thấy đỡ hơn. Có một lần, đang chơi cùng mấy đứa cháu, bà Bé hoa mắt rồi ngã khụy. Cả gia đình vội vàng đưa bà vào Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Lúc đó mới vỡ lẽ ra là bà đang bị bệnh tiểu đường giai đoạn 1.

Trong tâm trí bà Bé hiện giờ, còn nhớ rất rõ những ngày tháng phát hiện mình bị bệnh tiểu đường. “Những ngày tháng đó có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên, suốt ngày uống thuốc, rồi ăn uống kham khổ, phải kiêng khem đủ thứ khiến người xanh xao gầy guộc. Hết thuốc Tây rồi các bài thuốc lá của dân gian mà không thấy bệnh tình có tiến triển. Nhiều khi tôi nghĩ chán, nhưng xác định đây là căn bệnh mãn tính, phải đấu tranh lâu dài. Vì con, vì cháu tôi lại phải cố gắng tiếp tục”, bà Bé chia sẻ.

Một ngày nọ, trong buổi tập dưỡng sinh ở khu phố, bà Bé bị ngất, phải đi cấp cứu. Một người cùng đoàn dưỡng sinh mới mách nước cho bà bài thuốc Nam của lương y Lý Thị Mỹ Châu mà chính người này đã uống để điều trị bệnh tiểu đường. Ban đầu con cháu của bà còn không tin tưởng, vì nghĩ bà đã uống hàng chục loại thuốc Nam, có loại nào chữa khỏi hẳn căn bệnh quái ác này đâu.

Mang lại hiệu quả ngay

Thế nhưng, được sự động viên của những người cùng lớp tập dưỡng sinh, con trai cả của bà Bé cũng lặn lội khăn gói đi lên vùng rừng núi Tản Viên Sơn ở xã Ba Vì, tìm gặp lương y Châu để tìm mua thuốc cho mẹ. Bài thuốc Nam của một vị lương y Châu chỉ toàn lá cỏ, rễ cây trong rừng già, được phơi khô rồi cắt và chia thành từng gói. Bài thuốc có khoảng trên 50 vị thuốc: lá mật gấu, thìa canh, trà hoa vàng, cây tầm bóp, mật nhân, hoàng đằng, khúc khắc….. Mỗi gói thuốc là một liều, cả gói có hơn chục liều thuốc uống trong vòng một tháng trời. Điều đặc biệt là sau mỗi một thang thuốc, vị lương y bao giờ cũng bắt các bệnh nhân của mình phải đi khám bệnh, đo lượng đường huyết để biết chính xác sức khỏe của mình như thế nào để có những phương pháp điều trị tiếp theo.

HÌnh ảnh lương y Lý Thị Mỹ Châu đang hái thuốc

Một tháng trời dùng thuốc của bà lang người dân tộc Dao, căn bệnh tiểu đường của bà Bé có nhiều tiến triển. Những dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt của bà dần biến mất, cân nặng cũng tăng lên, sức khỏe dần ổn định. Thấy thuốc hiệu nghiệm, bà Bé còn đi giới thiệu cho những người ở cùng lớp tập dưỡng sinh của mình để biết cách điều trị đúng đắn.

Sức khỏe của bà Bé đã khá hơn, chiều chiều, bà lại cùng những người bạn của mình ra tập dưỡng sinh ở sân trước khu phố. Bà bảo nhiều khi có bệnh thì cứ nghĩ rằng phải bỏ cả đống tiền để chạy chữa, nhưng thực ra, thuốc hay, thuốc tốt thì nằm ngay bên mình. Chỉ cần bản thân mình biết tiếp thu, biết học hỏi và cố gắng chữa trị thì bệnh nào rồi cũng sẽ khỏi.

Cái “tâm” gắn liền trong từng vị thuốc tiểu đường

“Bàn tay khéo léo của người lương y tạo nên một thang thuốc đặc biệt, nhưng có biến thành “thần dược” hay không là nhờ cả vào cái tâm”. Tâm là tâm huyết với nghề, mà tâm ở đây lương y nhắc đến còn là tâm với người bệnh. “Có bệnh thì họ mới tìm đến mình, mà trong thâm tâm mình thì ai lại muốn người khác bị bệnh. Thế nên khi họ đã đến cần mình giúp đỡ thì mình phải làm hết sức để chữa khỏi cho họ”, lương y ngậm ngùi chia sẻ.

Hình ảnh những thang thuốc của lương y Châu

Gần 30 năm trong nghề, lương y Châu vẫn thường xuyên tự mình lên rừng tìm hái lá thuốc, mặc dù đã thuê thêm người hay có người thân giúp đỡ. Khắt khe và chặt chẽ trong từng khâu sản xuất thuốc, với lương y Châu: “Đó không phải khó tính mà là sự cẩn thận, tỉ mỉ đảm bảo cho người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh nhất”. Mọi người làm việc cùng lương y lâu năm ai cũng hiểu, yêu quý và trân trọng những kinh nghiệm quý giá đó.

Mỗi người bệnh lại có một cơ địa khác nhau, nên liệu trình thuốc cũng phải điều chỉnh sao cho phù hợp nhất. Nhiều người hợp thì cần 3 tháng là bệnh tình thuyên giảm , một số người khó hợp thì mất 5-7 tháng. Tuy nhiên, theo lời lương y, nếu khó hợp thì lại có cách để rút ngắn thời gian chữa bệnh. Thuốc nam chủ yếu để dạng lá khô, công dụng không cao như lá tươi, nên hầu hết các bệnh nhân khó hợp thuốc nam thì lương y sẽ lên rừng tận tay hái lá thuốc tươi về sắc thuốc cho họ.

“Nếu làm vậy thì mình vất vả một chút, nhưng đổi lại được niềm vui cho bệnh nhân của mình. Mình vui nhiều hơn là mệt”, khuôn mặt bừng sáng, lương y Châu chia sẻ.

Để giúp bạn đọc có thể tìm hiểu rõ hơn bài thuốc đặc trị tiểu đường của lương y Lý Thị Mỹ Châu, quý bạn đọc xin liên hệ số điện thoại: 0941.082.744

Thanh Nga

Nguồn CL&XH: http://conglyxahoi.net.vn/doi-song/cu-ba-thoat-khoi-benh-tieu-duong-nho-loi-khuyen-tim-gap-than-y-nui-tan-16770.html