Củ ấu không chỉ là món ăn dân dã mà còn chữa bệnh rất tốt

Đi đường vào những ngày se lạnh tiết đông, chúng ta dễ dàng bắt gặp những quầy rong, xe đẩy ven đường nghi ngut khói nào bắp luộc, bắp nước, khoai, củ ấu hấp. Là món đồ ăn bình dân, rẻ tiền những lợi ích của củ ấu đối với sức khỏe không kém gì các thảo dược quý.

“Xấu như củ ấu” là câu đùa mấy ai không biết, loại củ này có bề ngoài xấu xí nhưng khi bóc lớp vỏ ra là lõi trắng nuột, thơm bùi và vị rất ngon. Lợi ích của củ ấu còn được ứng dụng trong Đông y làm thuốc chữa bệnh.

Đôi nét về củ ấu

Tên khoa học của loại củ này là Trapa cochinchinensis Lour, dân gian thường gọi là củ ấu, ấu nước, ấu trụi hay hạt dẻ nước vì cây này ưa mọc những nơi nước ngập như ao, đầm, thuộc vào dòng họ Ấu. Vì hình dạng củ hơi giống đầu trâu nên có nơi còn gọi là quả sừng trâu, thân cây khá ngắn và có lông.

Đây là loài cây thủy sinh quen sống dưới nước, trồng từ hạt hoặc chồi, thân cây có hai lá nổi và chìm. Lá nổi có hình dạng giống quả trám, mép lá có răng cưa, giữa lá có phao giúp nổi lên. Lá rộng chừng 7cm, dài 5cm trên cuống từ 6-15cm. Lá chìm có phiến dạng xẻ lông chim nhìn chỉ như các đường gân. Cây có hoa trắng, ra quả gọi là củ. Hình dạng củ có hai sừng nhô lên, dài khoảng 4 phân, rộng 5 phân với sừng chừng 2 phân. Sừng từ lá đài mà phát triển thành.

Trong mỗi quả lại có một hạt có thể dùng ăn. Cây phân bố hầu hết khắp các ao đầm cả nước, mùa ra hoa thường vào hạ và thu quả vào độ thu. Cả cây ấu đều có thể sử dụng được vì có tác dụng làm thuốc, quả làm thức ăn, để tươi hay sấy khô đều được.

Trong một hạt ấu có một nửa là tinh bột, một phần mười là protid. Theo Đông y các củ ấu có thể chiết thuốc điều trị, phòng ngừa ung thư gan ở người.

Lợi ích không ngờ của củ ấu đối với sức khỏe

Theo Đông y củ ấu có vị ngọt, tính bình, cả thân có thể dùng làm thuốc. Thân của cây có vị ngọt chát, dùng cho tiêu viêm giải độc. Lợi ích của củ ấu cho việc trừ phiền chỉ khát, ích khí tiện tỳ và giải nhiệt, lương huyết là rất tốt.

Củ ấu khi dùng non, ăn sống hỗ trợ giải độc, say rượu, trị rôm sảy và chống tiết trời nóng nực ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi già của ấu có thể dùng phòng trị suy nhược, xuất huyết, bệnh trĩ, kinh nguyệt ra nhiều ở phụ nữ.

Cách dùng và lợi ích của củ ấu trong chữa trị một số bệnh:

Bệnh trĩ: Vỏ củ ấu sau khi sấy khô và tán thành bột dùng trộn với dầu mè để bôi, đắp

Mụn nhọt: Dùng củ ấu tươi đốt thành than, thêm chu sa, băng phiến và chút nước sôi trộn đều thành hỗn hợp vừa đủ. Dùng bôi lên chỗ mụn nhọt, ghẻ ngứa sẽ đỡ. Kết hợp với bữa ăn lấy ruột nấu cháo, bệnh càng mau lành.

Viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày: Nấu cháo thuốc với nguyên liệu gồm gạo nếp 100g, lõi ấu 30g. Cho thêm 16g táo đỏ, 10g bạch cập và 16g hoài sơn. Nấu nhừ rồi trộn với 20g mật ong.

Môi khô, mất ngủ, người mệt mỏi: Sắc thuốc uống liều lượng gồm lõi ấu 50g, cam thảo, hoàng cầm vừa đủ, 20g địa cốt, 10g câu kỷ tử. Ngày uống 2 lần liên tục khoảng một tuần.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, củ ấu có giá trị dinh dưỡng cao và lợi ích của củ ấu với sức khỏe là rất tốt, nhưng vì đặc tính của thực phẩm này nên khi sử dụng cũng cần lưu ý:

Củ ấu có tính bình, vị mát nên tránh dùng quá nhiều một lúc có thể gây đầy hơi, khó tiêu đau bụng, không dùng quá 200g/ngày vì ăn nhiều sẽ gây ngưng trệ khí. Đặc biệt những người có u cục ở ngực, bụng nên cẩn thận khi ăn. Người bị đi ngoài, tỳ vỵ hư nhược không nên ăn sống. Sau khi ăn không nên uống nước liền sẽ gây khó chịu.

Theo Ánh Hồng/Tạp chí Sống Khỏe

Nguồn Khỏe Plus: http://khoeplus24h.vn/thuoc-hay/cu-au-khong-chi-la-mon-an-dan-da-ma-con-chua-benh-rat-tot-780474.html