CPI tháng 1/2021 tăng 0,06%

Ngày 29/1, Tổng cục Thống kê có thông báo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2021. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2021 tăng 0,06% so với tháng 12/2020 và giảm 0,97% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 1/2021 là tháng giáp Tết Nguyên đán Tân Sửu nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao. Giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình tăng; giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2021 tăng 0,06% so với tháng 12/2020 và giảm 0,97% so với cùng kỳ năm 2019.

Nhu cầu mua sắm Tết cũng tác động tới CPI. (Ảnh: PV)

Nhu cầu mua sắm Tết cũng tác động tới CPI. (Ảnh: PV)

Chỉ số CPI tháng 1/2021 tăng 0,06% so với tháng 12/2020 và giảm 0,97% so với cùng kỳ 2019. Lạm phát cơ bản tháng 1/2021 tăng 0,27% so với tháng 12/2020 và tăng 0,49% so với cùng kỳ 2019.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới, chỉ số giá vàng tháng 01/2021 tăng 2,17% so với tháng trước và tăng 28,19% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 1/2021 giảm 0,16% so với tháng 12/2020 và giảm 0,27% so với cùng kỳ năm 2020.

Một số ngành có tốc độ tăng trưởng tốt, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, như lĩnh vực sản xuất công nghiệp tiếp tiếp tục khởi sắc khi dịch COVID-19 được kiểm soát tốt ở trong nước, thêm vào đó số ngày làm việc của tháng Một năm nay nhiều hơn năm trước nên chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2021 ước tính tăng cao 22,2% so với tháng 01/2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 27,2%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 01/2021 giảm 3,2% so với tháng trước và tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 27,2%, đóng góp 21,6 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 16,3%, đóng góp 1,5 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 6,2%, làm giảm 1 điểm phần trăm.

Giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình tăng; giá xăng dầu, giá gas trong nước tăng theo giá nhiên liệu thế giới là những yếu tố làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2021 tăng 0,06% so với tháng trước.

Tổng cục Thống kê chỉ ra, trong 9 nhóm hàng tăng giá, nhóm giao thông có mức tăng cao nhất, tăng 2,29% so với tháng trước do giá xăng dầu điều chỉnh tăng vào ngày 11/01/2021 và ngày 26/01/2021, trong đó: giá xăng E5 tăng 790 đồng/lít, giá xăng A95 tăng 800 đồng/lít, giá dầu diezen tăng 670 đồng/lít so với tháng trước.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,64% so với tháng trước chủ yếu do nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp tới.

Cùng với đó, nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,44% so với tháng trước do thời tiết tiếp tục rét đậm, rét hại tại các tỉnh phía Bắc nên nhu cầu mua sắm quần áo rét, giầy dép tăng. Nhóm giáo dục tăng 0,33% so với tháng trước do mức học phí công lập các cấp tại thành phố Đà Nẵng tăng trở lại mức trước khi có dịch COVID-19 lần 2.

Trong tháng 1, chỉ số giá vàng tăng 2,17%. Giá vàng bình quân trong nước biến động theo với giá vàng thế giới. Bình quân đến ngày 24/01/2021 giá vàng thế giới ở mức 1.868,62 USD/ounce tăng 0,3% so với tháng trước. Giá vàng tăng do đồng USD suy yếu trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Mỹ.

Trong nước, nhu cầu mua sắm vàng cuối năm của người dân tăng cao, bình quân tháng 01/2021 giá vàng tăng 2,17% so với tháng trước, giá vàng dao động quanh mức 5,45 triệu đồng/chỉ vàng SJC.

Cũng trong tháng 1, chỉ số giá USD giảm 0,16%. Đồng USD suy yếu trên thị trường thế giới sau khi nước Mỹ chuyển giao quyền lực giữa hai thời kỳ Tổng thống. Chính quyền mới có kế hoạch đẩy mạnh chi tiêu để vực dậy nền kinh tế Mỹ trong khi đại dịch COVID-19 vẫn diễn biến khó lường, số người mắc COVID-19 đang tăng lên mức cao mới. Chỉ số USD đo lường biến động đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tháng 1/2021 ở mức 90,16 điểm, giảm 0,34% so với tháng trước.

Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ giá giữa VND và USD tháng 01/2021 giảm 0,16% so với tháng trước, giá USD bình quân trên thị trường tự do tháng 01 CPI tháng 1/2021 tăng 0,06%

Lạm phát cơ bản tháng 1/2021 tăng 0,27% so với tháng 12/2020 và tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước...

Lạm phát cơ bản cao hơn lạm phát chung do “rổ” hàng hóa tính lạm phát cơ bản tháng này loại trừ mặt hàng điện sinh hoạt tháng này có mức giảm mạnh./.

HNV

Nguồn ĐCSVN: https://dangcongsan.vn/kinh-te/cpi-thang-1-2021-tang-0-06-573816.html