Coteccons vẫn chưa qua cơn 'nhọc nhằn'

Khó khăn chung của ngành xây dựng và bất động sản cùng sự cạnh tranh giữa các công ty khiến Coteccons chỉ mới hoàn thành chưa đến 70% mục tiêu.

CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều giảm so với năm 2018.

Lần đầu tiên kể từ năm 2012, doanh thu của CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) tăng trưởng âm. Chuỗi tăng dài và ấn tượng của doanh nghiệp xây dựng này thực tế đã chững lại từ năm 2018, lợi nhuận trước thuế khi đó cũng đã giảm 10%. Nhưng tới năm 2019, doanh thu và lợi nhuận của Coteccons đều giảm, lần lượt giảm 17% và 52%.

Lần đầu tiên kể từ năm 2012, doanh thu của CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) tăng trưởng âm.

Lần đầu tiên kể từ năm 2012, doanh thu của CTCP Xây dựng Coteccons (mã CTD) tăng trưởng âm.

Các dự án bất động sản đã ký nhưng ngưng triển khai hoặc triển khai chậm. Cùng đó, khó khăn chung của ngành xây dựng cũng khiến nguồn việc ít hơn, các doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh gay gắt hơn trong giai đoạn đấu thầu.

Trong năm 2019, biên lợi nhuận gộp của Cotecons cũng giảm mạnh, từ mức 6,4% trong năm 2018 xuống còn 4,4% trong năm 2019. Tổng kết cả năm, lợi nhuận gộp của Coteccons giảm hơn 42,8%. Giải trình về điều này, Coteccons cho biết do một số công trình có thời gian thi công dài hơn dự kiến, làm tăng chi phí cố định. Đồng thời, áp lực giảm giá trong công tác đấu thầu với chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp của Công ty.

Lãi sau thuế trong năm 2019 của Coteccons đánh mất con số hàng ngàn tỷ đồng, ghi nhận 710 tỷ đồng, giảm gần 53% so với năm 2018.

Tương tự hoạt động kinh doanh chính, doanh thu tài chính của năm nay cũng thu hẹp do Coteccons không còn trữ nhiều tiền gửi như các năm trước. Tiền gửi ngân hàng đến cuối năm hơn 3.240 tỷ đồng, giảm 17% so với cuối năm trước nhưng vẫn đang chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tài sản (20%).

Với khoản lợi nhuận trước thuế đạt 891 tỷ đồng, Coteccons mới chỉ hoàn thành 68,5% mục tiêu 1.300 tỷ đồng đề ra đầu năm. Doanh nghiệp xây dựng này lãi ròng vỏn vẹn 710 tỷ đồng, chưa bằng một nửa năm 2018. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu cũng giảm còn 8.859 đồng, lần đầu sau nhiều năm thấp hơn mệnh giá cổ phần.

Đến cuối năm 2019, quy mô tài sản của Coteccons xấp xỉ 16.200 tỷ đồng, giảm 620 tỷ đồng so với đầu năm. Hơn nửa tài sản của doanh nghiệp xây dựng này là các khoản phải thu. Tuy nhiên, so với đầu năm, số dư phải thu cũng đã thu hẹp đáng kể, từ 9.053 tỷ đồng xuống 8.798 tỷ đồng.

Hơn nữa, Coteccons cũng đang chiếm dụng khá nhiều vốn từ các nhà cung cấp và đối tác khác. Số tiền phải trả người bán và nhận trước từ người mua xấp xỉ 5.400 tỷ đồng, tương đương gần 1/3 nguồn vốn của doanh nghiệp này. Sau một năm kinh doanh sụt giảm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Coteccons đến 31/12 đạt 1.030 tỷ đồng, thấp hơn mức tích lũy được cuối năm trước nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với vốn điều lệ của doanh nghiệp xây dựng này (792,5 tỷ đồng).

Năm 2019 cũng là một năm khó khăn đối với cổ đông của Coteccons khi giá cổ phiếu CTD giảm hơn 64% trong năm 2019. Từ vùng 156.000 đồng/cổ phiếu hồi tháng 01/2019 xuống chỉ còn 56.000 đồng/cổ phiếu hồi cuối tháng 12/2019.

Từng là “anh cả” trong ngành xây dựng Việt Nam, nhưng CTCP Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) nhưng những mâu thuẫn nội bộ dai dẳng đã khiến hoạt động kinh doanh ngày càng xuống dốc.

Mâu thuẫn giữa lãnh đạo Coteccons và nhóm cổ đông ngoại Kusto đã âm ỉ từ năm 2017, và đã lên tới đỉnh điểm tại Đại hội cổ đông được tổ chức hồi tháng 4/2019.

Đỉnh điểm mâu thuẫn nội bộ ở Coteccons xuất hiện khi Kustocem cực lực phán đối kế hoạch Coteccons nhận sáp nhập Ricons- doanh nghiệp mà Coteccons sở hữu 15% vốn.

Theo đại diện của Kustocem Pte. Ltd, thương vụ M&A với Ricons không cho thấy được tính hợp lý và chiến lược rõ ràng, không mang lại bất cứ lợi ích và giá trị nào có liên quan tới hoạt động vận hành của Coteccons hiện tại. Thay vào đó, Ban lãnh đạo Coteccons tập trung vào giá trị cốt lõi của Công ty sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn thương vụ M&A này.

“Việc sử dụng cổ phiếu của Công ty để chi trả cho các thương vụ M&A không hợp lý đến khi hiệu quả hoạt động tài chính của Coteccons khởi sắc hơn và giá cổ phiếu đạt đến giá trị thực xứng đáng”, đại diện của Kustocem nhấn mạnh.

Đáng chú ý, Coteccons đang phải đối mặt với chính “người nhà”, đó là CTCP Xây dựng Central - Central Cons. Chủ tịch HĐQT của Central Cons là ông Trần Quang Tuấn - nguyên Phó tổng giám đốc và cũng là một trong những cổ đông sáng lập Coteccons. Dù mới thành lập nhưng Central Cons liên tiếp trúng thầu nhiều hợp đồng lớn, đặc biệt từ những khách hàng truyền thống của Conteccons.

Các chuyên gia cho rằng, mâu thuẫn nội bộ của Coteccons kéo dài do quản trị doanh nghiệp không được đảm bảo chính là nguyên nhân dẫn tới kết quả kinh doanh, giá cổ phiếu CTD liên tục sụt giảm trong thời gian qua.

Một chuyên gia quản trị cho rằng, nếu mâu thuẫn nội bộ ở Coteccons tiếp tục kéo dài, sẽ tiếp tục cản trở chiến lược phát triển của doanh nghiệp này. “Mâu thuẫn nội bộ sẽ chỉ được hóa giải khi lãnh đạo Coteccons tìm được tiếng nói chung với nhóm cổ đông ngoại Kusto, với điều kiện những quyết định liên quan đến nhóm cổ đông nào thì nhóm ấy không được biểu quyết”, vị chuyên gia này nhấn mạnh và cho biết thêm, nếu nhóm nhà cổ đông liên quan đến Kusto tiếp tục tăng tỷ lệ sở hữu ở Coteccons và liên kết với các cổ đông ngoại khác để có tỷ lệ chi phối cũng là một hướng đi mới cho Coteccons trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Nha Trang

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/coteccons-van-chua-qua-con-nhoc-nhan-165533.html