Công ty TNHH chế biến nông sản Hoa Sơn mở rộng vùng nguyên liệu sắn

Sau gần 2 năm đi vào hoạt động sản xuất, chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, Công ty TNHH chế biến nông sản Hoa Sơn chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu bằng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, góp phần khích lệ và động viên kịp thời người dân trồng sắn theo đúng quy hoạch. Lương Mai

Sau gần 2 năm đi vào hoạt động sản xuất, chế biến tinh bột sắn xuất khẩu, Công ty TNHH chế biến nông sản Hoa Sơn chú trọng đầu tư vùng nguyên liệu bằng nhiều cơ chế, chính sách thiết thực, góp phần khích lệ và động viên kịp thời người dân trồng sắn theo đúng quy hoạch.

Vùng trồng sắn nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hoa Sơn được tỉnh phê duyệt quy hoạch 3.500 ha tại 4 huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu và Anh Sơn. Đến thời điểm này, Công ty đã phát triển ổn định vùng nguyên liệu tại các vùng đồi khó khăn của huyện Con Cuông như Thạch Ngàn, Mậu Đức, Môn Sơn, Lạng Khê, Châu Khê, vùng Thành - Bình - Thọ ở Anh Sơn.... Vừa qua, Đoàn công tác nhà máy và xã Môn Sơn khảo sát thực địa vùng trồng sắn tại bản Bắc Sơn và bản Xiềng (Môn Sơn). Ảnh: Lương Mai.

Vùng trồng sắn nguyên liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hoa Sơn được tỉnh phê duyệt quy hoạch 3.500 ha tại 4 huyện Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Châu và Anh Sơn. Đến thời điểm này, Công ty đã phát triển ổn định vùng nguyên liệu tại các vùng đồi khó khăn của huyện Con Cuông như Thạch Ngàn, Mậu Đức, Môn Sơn, Lạng Khê, Châu Khê, vùng Thành - Bình - Thọ ở Anh Sơn.... Vừa qua, Đoàn công tác nhà máy và xã Môn Sơn khảo sát thực địa vùng trồng sắn tại bản Bắc Sơn và bản Xiềng (Môn Sơn). Ảnh: Lương Mai.

Năm 2016, chị Hà Thị Lam - bản Bắc Sơn (Môn Sơn) trồng 7 sào sắn. Hiện nay sắn vào mùa thu hoạch cho năng suất 1,2 tấn/sào (25 - 30 tấn/ha) với giá thu mua là 130.000 đồng/tạ, đạt 2 triệu đồng/sào, trừ chi phí giống, phân, lãi ròng hơn 10 triệu đồng/năm trên đất tận dụng trồng keo. Ảnh: Lương Mai

Hiện nay, cây sắn được người dân bản Bắc Sơn (Môn Sơn) trồng 24 ha, chủ yếu trên đất đồi tận dụng trồng keo các năm đầu hoặc đất không thể chuyên canh các cây trồng khác. Nhưng do không có đầu ra nên bà con bỏ canh tác. Tuy nhiên, sau khi được Công ty TNHH chế biến nông sản Hoa Sơn đầu tư phân, giống và thu mua tại ruộng với giá ổn định theo cam kết hợp đồng đầu vụ (130.000 đồng/ tạ) nên bà con đã chú trọng đầu tư trồng nhiều hơn. Ảnh: Lương Mai

Để tăng năng suất, hiệu quả vùng sắn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại nhà máy, Công ty chú trọng đưa giống sắn KM94 vào canh tác. Đây là bộ giống tốt, có nhiều ưu điểm như thích nghi với mọi loại đất, chịu hạn, kháng bệnh cao, năng suất thâm canh tốt có thể đạt 30 - 35 tấn/ha, độ bột có hàm lượng trên 27%. Niên vụ 2016-2017, giống này được Công ty cấp cho người dân toàn bộ vùng nguyên liệu trồng trên 3000 ha ở Anh Sơn, Con Cuông... Ảnh: Lương Mai

Mô hình trồng 4 ha sắn nguyên liệu của hộ anh Vi Văn Tuấn - bản Làng Xiềng (Môn Sơn) sử dụng giống sắn KM94 của Công ty cho năng suất, hiệu quả vượt trội. Ảnh: Lương Mai

Cán bộ Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hoa Sơn hỗ trợ bà con Bản Xiềng (Môn Sơn) thu gom và xuất bán nguyên liệu sắn củ tại đồi. Ảnh: Lương Mai

Xã Mậu Đức (Con Cuông) nằm trong chương trình 135-CP, hiện trồng 100 ha sắn, năng suất 20 - 25 tấn/ha, tập trung chủ yếu tại các bản Kẻ Nóc, Kẻ Sùng, Nà Đười. Để thu mua sắn nguyên liệu cho bà con, nhiều gia đình ở xã Mậu Đức đầu tư phương tiện, vận chuyển nguyên liệu về điểm tập kết. Ảnh: Lương Mai.

Do giao thông không thuận lợi, khâu vận chuyển khó khăn, tải trọng cho phép không quá 10 tấn/chuyến nên các phương tiện lớn thu gom nguyên liệu sắn trong dân về Nhà máy phải trải qua nhiều cung đoạn. Ảnh: Lương Mai.

Dây chuyền sản xuất tại Nhà máy của Công ty TNHH chế biến nông sản Hoa Sơn được đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Ảnh: Lương Mai.

Sản phẩm tinh bột sắn của Công ty được xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Ảnh: Lương Mai.

Với mục tiêu 30.000 tấn tinh bột xuất khẩu, hiện công ty đang rất cần nguyên liệu để đáp ứng vụ sản xuất 2016 - 2017. Hiện, Công ty đã ban hành chính sách và hình thức đầu tư vùng nguyên liệu. Theo đó, những vùng đồng bào dân tộc khó khăn mà xã, đơn vị trực tiếp ký cam kết trồng sắn và đầu tư theo quy trình, được cam kết giá thu mua nguyên liệu tại ruộng 130.000 đồng/ tạ. Đối với các vùng chưa triển khai ký hợp đồng Nhà máy đều thu mua theo giá thị trường. Ảnh: Lương Mai.

Lương Mai

TIN LIÊN QUAN

Nguồn Nghệ An: http://baonghean.vn/quang-cao/201703/cong-ty-tnhh-che-bien-nong-san-hoa-son-mo-rong-vung-nguyen-lieu-san-2792577/