Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu quan trọng

Bảo đảm được chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những vấn đề của quyền con người. Mặc dù là nước đang phát triển, nguồn lực còn nhiều khó khăn, nhưng Nhà nước ta luôn quan tâm đặc biệt, thực hiện tốt các chính sách CSSK cho người dân.

Mức độ tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tham gia BHYT được cải thiện

Hiện nay, mức độ tiếp cận dịch vụ y tế của người dân tham gia BHYT được cải thiện rõ rệt. BHYT tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác KCB, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong CSSK nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Việt Nam không ngừng nỗ lực thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Ảnh minh họa

Việt Nam không ngừng nỗ lực thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Ảnh minh họa

Những thành tựu này cho thấy chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về việc thay đổi cơ chế tài chính y tế trong CSSK nhân dân; thay đổi nhận thức của đại bộ phận người dân về lợi ích khi tham gia BHYT.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), BHYT toàn cầu đồng nghĩa với việc tất cả mọi người đều có quyền truy cập vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe bất cứ khi nào và ở đâu họ cần.

Ðặc biệt, BHYT toàn cầu còn bảo vệ mọi người trước những khó khăn về tài chính từ việc phải thanh toán các dịch vụ y tế từ tiền túi của mình, giúp giảm nguy cơ người dân bị đẩy vào nghèo đói vì bệnh tật, rủi ro bất ngờ thường buộc họ phải sử dụng hết tiền tiết kiệm, bán tài sản hoặc vay mượn, phá hủy tương lai của chính họ và thế hệ tương lai...

Chính vì vậy, không chỉ là ưu tiên chính của WHO, BHYT toàn cầu còn là một trong những mục tiêu quan trọng trong hệ thống các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) mà cộng đồng quốc tế nói chung, các quốc gia nói riêng đang tập trung thực hiện.

Với các giải pháp chính sách cụ thể cũng như những nỗ lực không ngừng, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được những bước tiến tích cực trong việc thực hiện mục tiêu này.

Bảo đảm được chăm sóc sức khỏe (CSSK) là một trong những vấn đề của quyền con người. Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, theo WHO, điều đáng lo ngại là đến nay vẫn còn ít nhất một nửa số dân thế giới chưa được hưởng bảo hiểm đầy đủ về các dịch vụ y tế thiết yếu; hơn 800 triệu người (gần 12% số dân thế giới) đã dành ít nhất 10% ngân sách gia đình để chi trả cho việc chăm sóc sức khỏe..., đặc biệt, có khoảng 100 triệu người vẫn đang bị đẩy vào tình trạng cực kỳ nghèo khổ (tình trạng được định nghĩa là sống với mức 1,9 USD/ngày hoặc ít hơn) vì phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…

Ðây cũng chính là lý do để Liên hợp quốc lên lịch trình cho hội nghị hồi tháng 9 năm nay nhằm tìm ra giải pháp mới thúc đẩy thực hiện mục tiêu BHYT toàn cầu, góp phần xây dựng một thế giới phát triển lành mạnh hơn, ở đó, sức khỏe người dân được bảo vệ tốt hơn.

Việt Nam không ngừng nỗ lực thực hiện lộ trình BHYT toàn dân

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, từ nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Và điều đáng mừng là những nỗ lực đó đã mang lại những bước đột phá lớn trong lĩnh vực này.

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, từ nhiều năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Ảnh minh họa.

Cụ thể, nếu như vào năm 2009, khi Luật BHYT bắt đầu có hiệu lực, tỷ lệ dân số tham gia BHYT mới ở mức 45% thì đến hết tháng 5-2019 đã cán mốc 89% số dân, với khoảng 84,5 triệu người, đạt chỉ số bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu là 73/100 điểm, cao hơn mức trung bình của khu vực Ðông - Nam Á (59 điểm) và toàn cầu (64 điểm).

Không chỉ dừng lại ở việc mở rộng nhanh chóng diện bao phủ, sự phát triển BHYT ở nước ta còn thể hiện qua con số hàng trăm triệu lượt người được chăm sóc sức khỏe, khám, chữa bệnh mỗi năm theo chế độ BHYT.

Người có thẻ BHYT đã được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật y tế tiên tiến; hầu hết thuốc, dịch vụ kỹ thuật đều được quỹ BHYT chi trả khi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh từ quỹ BHYT đã giúp người dân, nhất là người nghèo và cận nghèo giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau, tai nạn.

Sự phát triển của BHYT góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ chi trả chi phí y tế từ tiền túi của người sử dụng dịch vụ (giảm từ 49% vào năm 2012 xuống còn khoảng 40%) và đang hướng tới mức dưới 30% vào năm 2025; mức độ bảo vệ tài chính cho người dân trong chăm sóc sức khỏe được cải thiện, nghèo hóa do chi y tế đã gần như bị loại bỏ (chỉ còn 1,3%)…

Có thể xem, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã đạt nhiều thành tựu quan trọng là một trong những minh chứng sống động, Việt Nam đang nỗ lực để đảm bảo quyền con người.

Minh Vân

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/blog/cong-tac-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-da-dat-nhieu-thanh-tuu-quan-trong-576332.html