Công nhân xây dựng bất ngờ đào được cỗ quan tài, khi khiêng nó lên ai nấy đều thất kinh vì dòng chữ khắc trên đó

Những cỗ quan tài bí ẩn được trưng bày trong bảo tàng ở Trung Quốc, một trong số đó mang lời nguyền chết người.

Nhiều cỗ quan tài từ thời cổ đại đã được người dân tìm thấy. (Ảnh: Sohu)

Nhiều cỗ quan tài từ thời cổ đại đã được người dân tìm thấy. (Ảnh: Sohu)

1. Quan tài của Lý Tĩnh Huấn

Bé gái đó tên là Lý Tĩnh Huấn. Mẹ của cô là cháu gái của Tùy Văn Đế nên khi cô bé qua đời cũng được chôn cất theo tiêu chuẩn của hoàng tộc. Ngôi mộ của cô bé được tìm thấy vào năm 1957. Một đội xây dựng đang làm việc gần cổng Ngọc Tường, Tây An vô tình đào trúng ngôi mộ đó. Khi được tìm thấy, xung quanh quan tài của Lý Tĩnh Huấn có rất nhiều bảo vật.

Cỗ quan tài của bé gái 9 tuổi nhưng mang lời nguyền chết chóc đáng sợ. (Ảnh: Sohu)

Nhưng lúc khiêng cỗ quan tài ra thì ai nấy cũng đều bàng hoàng bởi dòng chữ "Kẻ nào mở quan tài sẽ phải chết" được khắc bên trên.

Lúc này cả công nhân và các chuyên gia tìm đến đều thấy sợ hãi, họ băn khoăn rằng liệu có phải vì lời nguyền đáng sợ này nên tới thời điểm đó ngôi mộ vẫn chưa bị trộm hay không.

Hiện nay, quan tài của Lý Tĩnh Huấn đang được trưng bày tại bảo tàng Bảo Lâm ở Tây An.

2. Quan tài của Tăng Hầu Ất

Cỗ quan tài này được khai quật tại huyện Tùy thuộc tỉnh Hồ Bắc, chủ nhân của nó là Tăng Hầu Ất, quốc vương của nước Tăng thời Chiến Quốc. Vì là lăng mộ của một quốc vương nên khi các nhà khảo cổ tìm thấy, nó đã bị kẻ trộm ghé thăm. Nhưng rất may mắn, dù bị trộm, nhưng các chuyên gia vẫn tìm được một số lượng lớn cổ vật.

Quan tài của quốc vương nước Tăng được trang trí rất độc đáo. (Ảnh: Sohu)

Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, các hoa văn trang trí trên quan tài chính là điểm độc đáo của nó. Quan tài có màu đỏ son phủ sơn mài đen. Trên thân quan tài có tới 20 nhóm hoa văn, chủ yếu là hình hoa cuộn tròn có khắc chữ, ngoài ra còn có hoa văn hình rồng, rắn, chim, thú và thần… tượng tự như một Trấn linh đồ.

Trọng lượng của cỗ quan tài lên tới 7, 5 tấn tuy không lộng lẫy nhưng được thiết kế rất chi tiết. Bên dưới quan tài có 1 cánh cửa, nhiều người suy đoán rằng cánh cửa này là để cho linh hồn của quốc vương có thể đi lại dễ dàng. Cỗ quan tài này đã được công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia và được đưa vào danh sách bị cấm mang ra nước ngoài triển lãm.

3. Quan tài của Ngu Hoằng

Cỗ quan tài của Ngu Hoằng hiện đang được trưng bày tại bảo tàng tỉnh Sơn Tây. Quan tài của Ngu Hoằng được phát hiện vào năm 1999 ở phía Nam làng Vương Quách thuộc tỉnh Sơn Tây. Ngu Hoằng là một người đến từ Ngư Quốc, một quốc gia ở Trung và Tây Á.

Cận cảnh quan tài của Ngu Hoằng được làm từ đá cẩm thạch trắng. (Ảnh: Sohu)

Ông được cử đến Trung Quốc với tư cách như một đại sứ của triều đại nhà Tùy nên đã sinh sống và chết đi tại đây. Quan tài của Ngu Hoằng được làm hoàn toàn bằng đá cẩm thạch trắng theo phong cách hoàn toàn khác biệt với những cỗ quan tài cổ được tìm thấy tại Trung Quốc.

Những hoa văn trang trí trên quan tài là quang cảnh của một buổi lễ của Bái hỏa giáo và điều này cho thấy Ngu Hoằng nhiều khả năng là một tín đồ của giáo phái này. Bái hỏa giáo là tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại.

Theo Nguyệt Phạm/Báo Tổ quốc

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/cong-nhan-xay-dung-bat-ngo-dao-duoc-co-quan-tai-khi-khieng-no-len-ai-nay-deu-that-kinh-vi-dong-chu-khac-tren-do/20210612095718581