Công nghệ quốc phòng đặc biệt của Nam Phi Việt Nam có thể tiếp cận

Dù không quá nổi tiếng so với Nga, Mỹ nhưng công nghiệp quốc phòng Nam Phi cũng rất năng động, mạnh mẽ khi phát triển thành công nhiều loại vũ khí gồm súng phóng lựu, xe thiết giáp, pháo tự hành….

Theo báo QĐND, hôm 22/8, Bộ trưởng Quốc Phòng và Cựu chiến binh Cộng hòa Nam Phi - bà Nosiviwe Noluthando Mapisa - Nqakula đẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Nam Phi, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 26/8. Ảnh: Đại tướng Ngô Xuân Lịch và bà Nosiviwe Noluthando Mapisa - Nqakula duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: QĐND

Theo báo QĐND, hôm 22/8, Bộ trưởng Quốc Phòng và Cựu chiến binh Cộng hòa Nam Phi - bà Nosiviwe Noluthando Mapisa - Nqakula đẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Bộ Quốc phòng Nam Phi, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 đến 26/8. Ảnh: Đại tướng Ngô Xuân Lịch và bà Nosiviwe Noluthando Mapisa - Nqakula duyệt Đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: QĐND

Trong khuôn khổ các cuộc hội đàm, hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng. Hai bên tiếp tục duy trì Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam - Nam Phi. Đặc biệt, trong vấn đề hợp tác công nghiệp quốc phòng - một trong những lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa hai nước, trong đó có hợp tác chuyển giao công nghệ. Hai bên đề nghị trao đổi về khả năng, nhu cầu của nhau, qua đó hiện thực hóa nội dung hợp tác trong thời gian tới. Ảnh: QĐND

Như vậy, có thể nói trong thời gian tới, không loại trừ khả năng Việt Nam – Nam Phi sẽ có hợp tác về sản xuất trang thiết bị quân sự. Trên thế giới, tuy không nổi tiếng bằng Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc… nhưng Nam Phi cũng là nền công nghiệp quốc phòng mới nổi năng động, cũng ít nhiều ghi dấu ấn trên thế giới. Ảnh: QĐND

Đáng lưu tâm, súng phóng lựu bán tự động SPL40L do Việt Nam sản xuất và trang bị cho nhiều đơn vị toàn quân vốn được phát triển từ khẩu Mikor MGL của Nam Phi. Vậy, ngoài súng phóng lựu, Việt Nam liệu có thể tiếp cận những công nghệ quốc phòng tiên tiến nào từ Nam Phi nữa? Ảnh: QPVN

Đó có thể là các dòng súng máy đa năng hạng trung, hạng nặng do Nam Phi phát triển như Vektor SS-77 dùng cỡ đạn 7,62x51mm hoặc súng trường bắn tỉa công phá Denel NTW-20 dùng đạn 20x82mm hoặc 14,5x114mm có uy lực cực kỳ khủng khiếp, có thể bắn thủng cả xe bọc thép. Ảnh: Wikipedia

Hoặc tiếp tục là mẫu súng phóng lựu mới Denel Y3 AGL, so với loại AGS-17 mà Việt Nam làm được theo mẫu của Liên Xô, Y3 AGL dùng đạn 40x53mm to hơn, sức sát thương lớn hơn, tốc độ bắn lý thuyết 425 phát/phút, tầm bắn vượt trội 2.176m. Ảnh: Wikipedia

Việt Nam cũng có thể học hỏi Nam Phi về công nghệ tên lửa chống tăng có điều khiển. Hiện nước này đang sản xuất và sử dụng mẫu ZT3 Ingwe có tầm bắn 250-5.000m, trang bị đầu nổ phá giáp ERA kiểu "tandem". Ảnh: Wikipedia

Nam Phi cũng là một quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực phát triển các dòng xe bọc thép hỗ trợ hỏa lực, kháng mìn. Ví dụ như xe chiến đấu bộ binh Ratel được Nam Phi sản xuất từ năm 1976, nó được xem là xe chiến đấu bộ binh bánh lốp đầu tiên trên thế giới. Tùy yêu cầu của khách hàng mà cấu hình Ratel linh hoạt từ xe bọc thép chở quân tới xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng bánh lốp hoặc hệ thống chống tăng tự hành. Ảnh: Wikipedia

Xe thiết giáp trinh sát Rooikat cũng là một thứ đáng học hỏi phát triển. Tuy gọi là xe trinh sát, nhưng hỏa lực của Rooikat khiến nó có thể được xếp vào dạng xe tăng bánh lốp hạng nhẹ hoặc xe chiến đấu bộ binh. Tháp pháo Rooikat trang bị khẩu 76,2mm RG4 có uy lực tương đương pháo hạm Oto Melara 76,2mm trên tàu chiến. Ảnh: Wikipedia

Xe thiết giáp chở quân bánh lốp Mamba cũng là giải pháp khá hay, được thiết kế trên khung gầm SUV Toyota Dyna, chiếc xe có thể kháng mìn và chống đạn tốt, chở được tới 9 binh sĩ di chuyển với tốc độ 102km/h. Ảnh: Wikipedia

Dù pháo tự hành Nam Phi không có mấy tiếng tăm trên thế giới nhưng uy lực của khẩu G6 Rhino thì không ai dám coi thường. Khẩu pháo tự hành bánh lốp có giá hơn 3 triệu USD này có thể bắn xa 30km với đạn nổ 155mm thông thường hoặc lên tới 50km với đạn tăng tầm, thậm chí công nghệ đạn mới M9703A1 VLAP tăng tầm lên 67km, tốc độ bắn 4 phát/phút. Ảnh: Wikipedia

Tương tự với công nghệ tên lửa đất đối không Nam Phi cũng không quá nổi tiếng nhưng cũng "chẳng phải dạng vừa". Hiện nay, Denel Dynamics phát triển thành công tên lửa đất đối không phóng thẳng đứng Umkhonto có tầm bắn 20-60km, độ cao xạ kích 8-15km với đầu dò hồng ngoại cực nhạy. Loại vũ khí này cho phép tích hợp trên tàu chiến, các bệ phóng mặt đất. Biết đâu tương lai các tàu chiến Việt Nam có thể tích hợp tên lửa này? Ảnh: Wikipedia

Theo Hoàng Lê/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/cong-nghe-quoc-phong-dac-biet-cua-nam-phi-viet-nam-co-the-tiep-can/20190905071633367