Công nghệ hiện đại trên phương tiện di chuyển của Tổng thống Mỹ

Tổng thống Mỹ được di chuyển trên những phương tiện an toàn hàng đầu như: máy bay riêng, trực thăng chống tên lửa, ô tô bọc thép chống đạn,...

 Air Force One (Không lực Một) là chiếc máy bay quân sự đặc biệt được dành riêng cho Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế đó là thuật ngữ kiểm soát không lưu mà Không quân Mỹ sử dụng để gọi máy bay chở tổng thống, để tránh nhầm lẫn với các phi cơ khác. Trong các trường hợp khẩn cấp, bất kỳ chiếc máy bay nào của không quân chở Tổng thống Mỹ đều được gọi là Air Force One.

Air Force One (Không lực Một) là chiếc máy bay quân sự đặc biệt được dành riêng cho Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế đó là thuật ngữ kiểm soát không lưu mà Không quân Mỹ sử dụng để gọi máy bay chở tổng thống, để tránh nhầm lẫn với các phi cơ khác. Trong các trường hợp khẩn cấp, bất kỳ chiếc máy bay nào của không quân chở Tổng thống Mỹ đều được gọi là Air Force One.

Thông thường, người đứng đầu nước Mỹ sẽ sử dụng chiếc Boeing 747-200B được thiết kế đặc biệt, không khác gì một Nhà Trắng trên không.

Air Force One (AFO) dài gần 71m, có 4 động cơ phản lực, mỗi chiếc có lực đẩy 25.718kg. Chuyên cơ có tốc độ tối đa đạt hơn 10.000 km/h, và có thể bay cao hơn 13.700 m.

Không quân Mỹ luôn duy trì hai chiếc Air Force One Boeing 747-200B giống hệt nhau tại Joint Base Andrews, Maryland, để thuận tiện cho tổng thống sử dụng: SAM 28000 và SAM 29000. Một chiếc luôn sẵn sàng, trong khi chiếc kia được bảo trì.

Thông thường tên lửa là kẻ thù số một của máy bay, và chắc chắn Air Force One cũng không phải ngoại lệ. Các nhà thiết kế AFO đã nghĩ về tất cả những điều này nên máy bay đã được trang bị rất nhiều công nghệ chống tên lửa...

Theo “quảng cáo”, AFO không bị ảnh hưởng bởi vụ nổ hạt nhân do có thiết kế đặc biệt. Nó không chỉ phát hiện mà còn chuyển hướng trước tên lửa đất đối không. Theo Euro News, Air Force One được bọc lớp giáp có khả năng kháng lại vụ nổ hạt nhân, thực chất là tránh đầu đạn hạt nhân hay chuyển hướng thành công khi bị tấn công bằng đầu đạn hạt nhân. Theo Euronews, Air Force One được trang bị cửa sổ chống đạn rất hiện đại hay "kính bọc thép" cho tất cả các cửa kính, kể cả phòng tắm, vì vậy nó được mệnh danh là pháo đài bọc thép bay “bất khả chiến bại”.

Sở dĩ Air Force Ones được mệnh danh là Nhà Trắng trên không, vì trong khoang máy bay có phòng làm việc mô phỏng theo Phòng Bầu Dục của tổng thống. Văn phòng này được nâng cấp sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, với thiết bị viễn thông cần thiết để tổng thống có thể giải quyết công việc toàn quốc trên bầu trời.

Các bữa ăn phục vụ trên Air Force One được chuẩn bị tại nhà bếp đặc biệt ở Joint Base Andrews. Sau đó được để vào túi hút chân không. Quá trình nấu được hoàn thành trên bếp, lò nướng và lò vi sóng trên máy bay. Tổng thống có thể đặt hàng bất kỳ bữa ăn nào mà ông muốn.

Trực thăng Marine One VH-60N được trang bị các tính năng phòng thủ như một "pháo đài". Thân máy bay được bọc giáp với khả năng chống đạn súng trường và vũ khí cá nhân. Ngoài ra, nó còn được lắp một loạt cảm biến cảnh báo và phòng thủ tên lửa tầm nhiệt. Nó cũng có các hệ thống gây nhiễu cực mạnh để đánh lạc hướng tên lửa dẫn đường bằng radar.

Hệ thống điện tử trên trực thăng có khả năng chống chịu xung điện từ tạo ra từ vụ nổ hạt nhân và bom xung điện. VH-60N được trang bị 2 động cơ General Electric T700-GE-401 được tối ưu hóa về độ tin cậy. Ngoài ra, cánh quạt rotor chính được thiết kế lại giúp hoạt động êm và tạo ra ít tiếng ồn hơn.

VH-60N có tốc độ tối đa 294 km/h, tốc độ hành trình 280 km/h, phạm vi hoạt động 1.184 km với nhiên liệu nội bộ. Marine One có thể tiếp tục bay ngay cả khi một trong 2 động cơ gặp sự cố. Tuy vậy, thủy quân lục chiến Mỹ luôn kiểm tra trực thăng một cách rất tỉ mỉ để ngăn ngừa những sự cố tiềm năng.

VH-60N Marine One được trang bị hệ thống thông tin liên lạc mã hóa để duy trì liên lạc giữa tổng thống, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc trong mọi tình huống.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tổng thống Mỹ trong những sự kiện có tính phức tạp, trực thăng Marine One thường bay lẫn trong một nhóm gồm khoảng 5 trực thăng giống hệt nhau. Một chiếc chở tổng thống, những chiếc còn lại đóng vai trò nghi binh. Khi di chuyển, chúng liên tục thay đổi đội hình để che giấu vị trí của người đứng đầu Nhà Trắng.

Bất cứ khi nào di chuyển bằng ô tô tổng thống Mỹ sẽ sử dụng xe bọc thép chống bom và đạn. Những chiếc xe phục vụ tổng thống - được cọi là The Beast, được giám sát bởi đội ngũ bảo vệ và thiết kế để chống lại các vụ tấn công.

"Quái thú" mới của ông Trump có giá 1,5 triệu USD, đây là phiên bản "Quái thú" mới nhất. "Quái thú" của ông Trump được đưa vào sử dụng sau chiếc 2009 Cadillac DTS thời Cựu Tổng thống Barrack Obama.

Theo thông tin truyền thông có được, chiếc xe này được bọc thép, nặng tới hơn 9 tấn và đủ chỗ cho 7 người. Có cả xe "Quái thú" chạy bằng xăng và dầu diesel.

Chiếc xe được thiết kế để chống đạn và chống nổ, đồng thời có thể chịu được các cuộc tấn công bằng hóa học và sinh học. Kính cửa sổ được cho là dày tới 7,6 cm, còn lớp bọc thép và gốm có thể dày tới 20,3 cm. "Quái thú" cũng được trang bị lốp xe cao cấp Kevlar và bình nhiên liệu kín được bọc một lớp bọt đặc biệt.

Bên trong, "Quái thú" hệ thống liên lạc tối tân và hệ thống oxy an toàn cùng máu dự trữ của Tổng thống phòng trường hợp tổng thống bị thương.

Động cơ của The Beast 2.0 là loại diesel tăng áp V8 5.0L. Bởi các chuyên gia cho rằng nhiên liệu diesel có thể hạn chế khả năng bắt lửa hơn xăng, nên cũng hạn chế được nguy cơ cháy nổ khi xe bị tập kích.

Trọng lượng 9 tấn nên tốc độ tối đa của chiếc xe này chỉ ở mức 90 km/h, đủ nhanh để chạy thoát. Và trong những chuyến công du nước ngoài, thường sẽ có 2 chiếc được thiết kế y hết nhau cùng di chuyển trong đội hình xe bảo vệ nhằm đánh lạc hướng, giảm nguy cơ bị tấn công.

Tài xế của chiếc xe cũng là những nhân viên mật vụ giỏi, được tuyển chọn kỹ lưỡng và được đào tạo bài bản nhằm mang đến sự an toàn tuyệt đối cho tổng thống.

Hải Nam

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cong-nghe-hien-dai-tren-phuong-tien-di-chuyen-cua-tong-thong-my-1457171.html