Công nghệ giải mã gen: Hướng đi mới cho chữa bệnh đột quỵ ở Việt Nam

Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người mắc bệnh đột quỵ hàng năm. Căn bệnh này không lây nhiễm, và những người mắc đột quỵ đang gia tăng nhanh chóng, trong đó 1/3 số trường hợp ở những người trẻ tuổi (40 - 45 tuổi), theo thông tin từ Bộ Y tế.

Có hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ là do bệnh lý bẩm sinh và lối sống. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các gen cụ thể với nguy cơ đột quỵ. Các gen này có thể đóng vai trò một phần trong việc phát triển bệnh, hoặc các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ.

Trong bài viết Đột quỵ tuổi 20, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ, khác với người lớn tuổi, đột quỵ thường do tình trạng xơ vữa, hẹp mạch máu não hoặc tăng huyết áp, đột quỵ ở người trẻ thường xảy ra đột ngột và có căn nguyên khác biệt.

Cụ thể, bác sĩ nêu ra 6 nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ như: Dị dạng mạch máu não - là các bất thường về giải phẫu của mạch máu não - như phình động mạch não thông động tĩnh mạch, u mạch, bệnh Moya moya. Các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp tim. Bệnh van tim gây hình thành huyết khối trong các buồng tim. Bệnh lý về đông máu (thường là các biểu hiện tăng đông do thiếu các yếu tố như Protein S, Protein C và Antithrombin III). Bệnh nhân có gen gây tình trạng tăng đông máu…

Cách dự phòng đột quỵ ở người trẻ bằng các biện pháp chung là kiểm soát các bệnh lý nền như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, bệnh van tim; thay đổi lối sống bằng bỏ thuốc lá, hạn chế rượu, bia; tăng cường vận động thể thao; tránh bị lạnh đột ngột và căng thẳng.

Tiến sĩ Cao Anh Tuấn, đồng sáng lập đơn vị giải mã gen Genetica cho biết, bên cạnh các “biện pháp chung”, công nghệ giải mã gen sẽ là công cụ đắc lực để chẩn đoán nguy cơ đột quỵ với độ chính xác và tính cá nhân hóa cao, hướng đến xu hướng y học chính xác trên thế giới.

Với công nghệ lõi độc quyền dành cho người châu Á, báo cáo di truyền về đột quỵ của Genetica (G-Stroke) sẽ giải mã được điểm số nguy cơ đa gen nhằm chỉ ra mức tăng nguy cơ đột quỵ của một người so với người bình thường là bao nhiêu; đánh giá nguy cơ di truyền của 6 nguyên nhân đột quỵ ở người trẻ.

Bằng việc phân tích 73 gen và lên đến 91.000 biến thể, báo cáo còn cho biết khả năng bị mắc loại đột quỵ nào - là thiếu máu cục bộ hay xuất huyết não, hay cả hai, và cung cấp thông tin về các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ như tiểu đường, tăng huyết áp, rung nhĩ,

Đặc biệt, báo cáo cũng dự đoán những biểu hiện đột quỵ sớm của từng người với các biến chứng có thể xảy ra. Điều này vô cùng quan trọng để giúp người bệnh nhận dạng kịp thời triệu chứng đột quỵ của mình để đi thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, báo cáo sẽ đưa ra kiến thức chuyên sâu về nguyên nhân liên quan đến gen ảnh hưởng đến đột quỵ, và đưa ra các thông tin giúp người tham gia quyết định y tế và điều chỉnh lối sống; cũng như cá nhân hóa các khuyến nghị và phương pháp ngăn ngừa đột quỵ.

Mai Ca

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/cong-nghe-giai-ma-gen-huong-di-moi-cho-chua-benh-dot-quy-o-viet-nam-155993.html