Công nghệ đặc biệt theo dõi từng đường chạy của các cầu thủ tại World Cup 2018

Bên cạnh hai công nghệ được nói đến rất nhiều là và Goal-Line, World Cup 2018 còn có thêm một công nghệ thứ ba cũng thú vị không kém là EPTS.

Bên cạnh VAR (hệ thống trợ lý trọng tài thông qua video) và Goal-Line (công nghệ giúp xác nhận xem bóng đã lăn qua vạch vôi khung thành hay chưa), Electronic Performance and Tracking Systems (EPTS, tạm dịch: hệ thống theo dõi và hoạt động điện tử) là một trong số những công nghệ hỗ trợ FIFA cho phép áp dụng tại World Cup 2018. Không phải ngẫu nhiên mà World Cup năm nay lại được nhiều người cho rằng là kì World Cup ghi dấu ấn đậm nét của công nghệ tới vậy. Theo đó, EPTS là tổ hợp công nghệ dựa trên camera và phụ kiện mang mặc, giúp điều khiển và cải thiện khả năng, hiệu quả chơi bóng của cá nhân các cầu thủ và toàn bộ đội bóng nói chung.

Thông tin tiếp nhận qua hệ thống EPTS có thể giúp ban huấn luyện đưa ra các quyết định tốt hơn liên quan đến đội bóng và các cầu thủ về nhiều khía cạnh.

Thông tin tiếp nhận qua hệ thống EPTS có thể giúp ban huấn luyện đưa ra các quyết định tốt hơn liên quan đến đội bóng và các cầu thủ về nhiều khía cạnh.

EPTS chỉ yếu có nhiệm vụ theo dõi vị trí các cầu thủ (và trái bóng) nhưng cũng có thể được sử dụng kết hợp với một số thiết bị vi cơ điện tử như cảm biến gia tốc, con quay hồi chuyển… và cảm biến đo nhịp tim cũng như các thiết bị tương tự khác để thu thập các dữ liệu sinh lý của các cầu thủ. Phía FIFA cho biết, ở thời điểm hiện tại, trên thị trường hiện có ba dạng thiết bị theo dõi và hoat động điện tử vật lý bao gồm hệ thống camera quang học, hệ thống định vị cục bộ (LPS) và hệ thống GPS/ GNSS.

Đối với hệ thống camera quang học, lợi ích của hệ thống này là không hề ảnh hưởng đến các cầu thủ, tốc độ lấy mẫu cao và có khả năng theo dõi trái bóng. Hệ thống này cũng được xem là hệ thống theo dõi phổ biến nhất hiện nay. Dù vậy, điểm trừ của nó nằm ở việc số lượng đo lường hạn chế, đối với các góc khuất cần sự hiệu chỉnh của con người trong khi đó thời gian lắp đặt cũng là một điểm trừ.

Có số lượng đo lường lớn hơn, độ chính xác trong thời gian thực của dữ liệu được cải thiện có công nghệ bằng thông rộng để giảm thiểu nhiễu tín hiệu trong quá trình truyền dẫn là những gì hệ thống định vị cục bộ (LPS) mang đến cho các đội bóng. Hệ thống này dù vậy có hạn chế ở việc phải gắn cố định, thời gian lắp đặt lớn và chi phí lắp đặt cao.

Cũng mang đến nhiều số lượng đo lường cùng thời gian lắp đặt ngắn và không cần nhân sự điều hành, hệ thống theo dõi thông qua GPS/GNSS cũng đang nhận được nhiều sự quan tâm. Dù vậy, để công nghệ này có thể hoạt động, một thiết bị cần phải được gắn lên người các cầu thủ và trọng lượng của nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng chơi bóng. Độ chính xác của dữ liệu truyền về thông qua công nghệ này cũng là một vấn đề bị bỏ ngỏ.

T. Sơn

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/cong-nghe/cong-nghe-dac-biet-theo-doi-tung-duong-chay-cua-cac-cau-thu-tai-world-cup-2018-3030007.html