Công nghệ cảnh báo va chạm Mobileye: còn nhiều thử thách ở Việt Nam

Công nghệ Mobileye do Israel phát minh sử dụng chip xử lý của Intel có thể giúp ngăn ngừa tai nạn giao thông (TNGT).

Từ lâu, tai nạn giao thông (TNGT) đã trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội. Đặc biệt, tại Việt Nam tình hình tai nạn giao thông diễn biến rất phức tạp, cướp đi sinh mạng rất nhiều người. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, trong năm 2017, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 20.280 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bao gồm 9.770 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 10.310 vụ va chạm giao thông, làm 8.279 người chết; 5.587 người bị thương và 11.453 người bị thương nhẹ. Tính trung bình mỗi ngày, ở nước ta có trung bình 24 người chết, 60 người bị thương tật suốt đời do TNGT.

Để giải quyết tình trạng này, hàng loạt các hãng công nghệ trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển những hệ thống cảnh báo sớm cho người lái để hạn chế tai nạn giao thông. Một trong số đó là công nghệ cảnh báo va chạm Mobileye. Cùng với Mobileye, trên thế giới còn có nhiều công ty khác cung cấp giải pháp công nghệ Hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (Advanced Driver Assistance System – ADAS) như Cognitive Technologies, Continental AG, Bosch, NVIDIA, Texas Intrument, Toshiba, Denso,…

Bên cạnh đó, các hãng xe hơi cũng phát triển công nghệ ADAS của riêng mình. Những chức năng của công nghệ ADAS hiện nay rất đa dạng, từ hệ thống cảnh báo lái xe, hệ thống giám sát áp suất lốp, hỗ trợ đỗ xe, giám sát buồn ngủ và phát hiện những đối tượng ở điểm mù.

Mobileye là một trong những công ty hàng đầu về công nghệ xe tự lái, chiếm 70% thị phần toàn cầu về các hệ thống chống va chạm và hỗ trợ nâng cao cho tài xế. Công ty này có trụ sở tại Israel và được điều hành bởi Amnon Shashua, người hiện là chủ tịch kiêm giám đốc công nghệ của Mobileye. Năm ngoái, tập đoàn Intel chuyên sản xuất chip đã chi 15,3 tỉ USD để mua lại công ty công nghệ xe không người lái Mobileye của Israel.

Sau khi mua lại Mobileye, Intel đã ký thỏa thuận với với BMW và Mobileye để phát triển hệ thống tự lái cho mẫu xe iNext. “Bộ ba” cũng cung cấp công nghệ tự hành cho một số nhà sản xuất khác. Theo Reuters, năm 2017, 40 chiếc BMW tự lái trên nền iNext được chạy thử nghiệm. Hãng xe Đức BMW cho biết dự kiến vào năm 2021 sẽ đưa hệ thống xe không người lái trên nền iNext vào hoạt động. Theo các nhà phân tích, việc mua Mobileye là minh chứng cho thấy Intel đã thực sự đặt chân vào phân khúc xe tự lái, cạnh tranh với các đối thủ khác như Google Uber, General Motors, Ford và Volvo.

Đại diện của Mobileye, Intel và BMW trong chương trình hợp tác phát triển ô tô thông minh

Intel và MobilEye cũng sẽ bắt đầu thu thập dữ liệu để tạo bản đồ thời gian gần với các hệ thống lái tự động. Họ sẽ dựa vào phần mềm được xây dựng trong hệ thống chip EyeQ4 của MobilEye được áp dụng trong 2 triệu xe ô tô General Motors, Volkswagen, Nissan, BMW và Hyundai.

Công nghệ này tác động vào thị giác nhân tạo trong lĩnh vực cảnh báo đâm va và lái xe tự động, hệ thống Mobileye vận hành như con mắt thứ 3 trên đường, giúp tài xế giám sát liên tục cung đường phía trước và cả những điểm mù của xe. Mobileye sẽ phát ra âm thanh cảnh báo va chạm khoảng 3 giây trước khi nguy hiểm có thể xảy ra để người lái có thể có đủ thời gian xử lý tình huống.

Qua những nâng cấp cải tiến, hiện nay công nghệ Mobileye có 6 tính năng chính gồm: Cảnh báo đâm va phía trước, cảnh báo khoảng cách an toàn trước đầu xe, kiểm soát đèn pha thông minh, đồng hồ hiển thị giới hạn tốc độ (cũng như nhận diện biển báo giao thông), cảnh báo va chạm sớm với người đi bộ và cảnh báo chệch làn đường.

Với chip đa lõi EyeQ2 của hãng Intel cho phép xử lý đồng thời tất cả các chức năng với tốc độ xử lý rất cao, hệ thống Mobileye có thể nhận diện các phương tiện giao thông, bao gồm cả xe máy, xe đạp và người đi bộ để cảnh báo nguy cơ đâm va sắp xảy ra phía trước cho tài xế trên đường cao tốc cũng như trong khu vực nội đô. Qua những nghiên cứu thực nghiệm, tỷ lệ cảnh báo TNGT từ giải pháp này được công bố chính xác trên 99%, và là một tổ hợp duy nhất bao gồm đầy đủ các tính năng cần thiết cho việc cảnh báo chống đâm va cho xe tự lái. Ở phiên bản mới nhất, Intel đã phát triển thành công chip đa lõi EyeQ4 với tốc độ xử lý, phân tích hình ảnh nhanh hơn.

Ví dụ, thiết bị sẽ phát ra âm thanh cảnh báo khi xe chệch khỏi làn, chạy quá sát xe khác, hoặc có khả năng va chạm với người đi đường hay vật thể nào khác trên đường. Ngoài ra camera cũng có thể xác định dải phân cách, biển báo giao thông, đọc tốc độ tối đa, từ đó cảnh báo tài xế khi xe tăng tốc.

Cùng với Mobileye, trên thế giới còn có nhiều công ty khác cung cấp giải pháp công nghệ Hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến (Advanced Driver Assistance System – ADAS) như Cognitive Technologies, Continental AG, Bosch, NVIDIA, Texas Intrument, Toshiba, Denso,… Bên cạnh đó, các hãng xe hơi cũng phát triển công nghệ ADAS của riêng mình. Những chức năng của công nghệ ADAS hiện nay rất đa dạng, từ hệ thống cảnh báo lái xe, hệ thống giám sát áp suất lốp, hỗ trợ đỗ xe, giám sát buồn ngủ và phát hiện những đối tượng ở điểm mù.

Công nghệ ADAS nhận được sự đánh giá cao của các nước trên thế giới trong hiệu quả giảm thiểu tai nạn giao thông. Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc khuyến khích các hãng xe bus lắp đặt ADAS. Tại Đài Loan, xe bus nội thành được chính phủ trợ cấp 49% khi tích hợp ADAS vào xe. Israel quy định các phương tiện trên 3,5 tấn đều phải lắp đặt hệ thống tránh va chạm.

Tại Việt Nam, ADAS còn nhiều tiềm năng phát triển. Nhu cầu xe ô tô tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, đi kèm với đó là những lo ngại về sự mất an toàn giao thông, bởi vậy các sản phẩm cảnh báo nguy hiểm, hỗ trợ lái xe như ADAS sẽ được chào đón. Nếu giải quyết được bài toán mức giá hợp lý và có những điều chỉnh công nghệ thích hợp, ADAS - trong đó có Mobileye - sẽ khai mở được một thị trường tiềm năng.

Trước đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phối hợp với Đại sứ quán Israel tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ “Giải pháp ngăn ngừa TNGT và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đội xe vận tải” được tổ chức ngày 18/9/2017 tại Hà Nội. Tại buổi hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: “Hạn chế tai nạn giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành. Chính vì vậy, Chính phủ luôn nỗ lực không ngừng để giảm thiểu số vụ tai nạn, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông khoảng 5-10% mỗi năm, hạn chế tối thiểu các vụ tai nạn nghiêm trọng”.

Hiện tại, công nghệ Mobileye đã có mặt Việt Nam là phiên bản Mobileye Series 6 phù hợp cho tất cả các dòng xe tải du lịch và xe khách. “Đối với các đơn vị vận tải có nhu cầu, Mobileye sẵn sàng hỗ trợ tài chính và kĩ thuật, triển khai thí điểm lắp đặt trên một số đội xe của doanh nghiệp”, ông Amer Subhi chia sẻ.

Tuy nhiên, những sản phẩm công nghệ mới muốn đưa vào thực tế cần phải có giai đoạn thí điểm đánh giá hiệu quả, tính năng của nó. Vì vậy, Bộ GTVT sẽ xây dựng đề cương dựa trên ý kiến của các chuyên gia, DN vận tải, giao cho đơn vị có đội ngũ chuyên gia tổng hợp phân tích đánh giá mức độ phù hợp của giải pháp Mobileye với điều kiện khai thác vận tải của Việt Nam.

Mới đây, Isuzu Việt Nam đã ra mắt dòng xe tải Isuzu Blue Power thế hệ mới sở hữu động cơ phun dầu điện tử Common Rail EURO 4. Động cơ này được áp dụng công nghệ BLUE POWER, điều này giúp cho sản phẩm tối ưu công suất, thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động bền bỉ.

Đặc biệt, các dòng xe thuộc thế hệ mới còn được trang bị thêm tùy chọn Bộ Thiết bị An toàn bao gồm: Mobileye – hệ thống tránh va chạm và camera lùi, sử dụng công nghệ cảm biến thông minh thế hệ mới nhất. Khi có mối nguy sắp xảy ra, các tín hiệu báo động bằng hình ảnh và âm thanh sẽ cảnh báo tài xế giúp kịp thời xử lý, giảm nguy cơ tai nạn khi xe lưu thông trên đường.

Video những tính năng của hệ thống cảnh báo va chạm sớm của Mobileye:

RPM

(Theo Nghe nhìn Việt Nam)

Nguồn Xe Đời Sống: http://xedoisong.vn/cong-nghe/cong-nghe-canh-bao-va-cham-mobileye-con-nhieu-thu-thach-o-viet-nam-25580.html