Công dụng chữa bệnh kỳ diệu của mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm khác với mãng cầu ta (hay còn gọi là quả na dai/bở). Loại quả này có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Tác dụng chữa bệnh

Thịt quả: Bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc, diệt trùng, chủ trị tiêu hóa không tốt, tích thực (đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu), viêm dạ dày, kiết lỵ, nhọt độc đau sưng, giun sán ký sinh trong ruột, đường và mỡ trong máu cao.

Hạt: Thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết hóa ứ, tiêu thũng giảm đau, chủ trị viêm tràng vị, nhiệt độc, kiết lỵ.

Rễ: Thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư, xơ gan, lao phổi, sưng bầm tím, mỡ máu cao.

Lá: Thanh nhiệt giải độc, diệt trùng, chủ trị viêm gan, bệnh thận mãn tính, kiết lỵ, trĩ ra máu, trẻ nhỏ lòi dom, nhọt độc sưng đau, vết thương ngoài da sưng đau, đường, mỡ trong máu cao, khí hư bạch đới, ung nhọt ở da.

 Mãng cầu xiêm

Mãng cầu xiêm

Thường xuyên ăn hoặc uống sinh tố mãng cầu xiêm có thể phòng chống ung thư, có khả năng tiêu diệt các tế bào ác tính của nhiều bệnh ung thư khác nhau (ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và ung thư tuyến tụy...), giúp đẩy nhanh sự chuyển động ruột, thúc đẩy việc bỏ chất thải, hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là trị táo bón. Nếu thường bị đầy hơi, khó tiêu thì hãy thêm loại trái cây này vào thực đơn hàng ngày bạn sẽ thấy lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.

Cách dùng

Thịt quả: Dùng trong (ăn, uống) nấu canh, lượng 10-30gam. Dùng ngoài (bôi, đắp): Lượng thích hợp, giã đắp lên chỗ nhọt.

Hạt: Lượng 5-10gam, nghiền bột hoặc ngâm rượu uống.

Rễ: Ăn, uống, nấu canh lượng 5-10gam, tán bột hoặc ngâm rượu. Dùng ngoài, lượng thích hợp, rửa sạch giã thô, thêm rượu ngâm, bôi ngoài hoặc nghiền thành dạng cao, đắp lên chỗ sưng bầm.

Lá: Nấu canh 5-10gam, có thể tán bột hoặc ngâm rượu uống hay chế thành dạng cao đắp ngoài.

Bài thuốc trị bệnh

Khoảng 10 lá mãng cầu xiêm (lá già màu xanh thẫm) cho vào nồi, thêm 3 cốc nước, đun sôi còn 1 cốc, uống, ngày 2 lần. Uống vào có thể sẽ cảm thấy nóng, tuy nhiên 2 tuần sau các tế bào ung thư sẽ mất đi. Trà này cũng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, táo bón, tốt cho hệ tiêu hóa. Hoặc lá mãng cầu xiêm phơi khô, mỗi lần uống dùng khoảng 15 lá, rửa sạch rồi cho vào nấu với 1 lít nước sôi. Đun lửa nhỏ cho đến khi lượng nước giảm một nửa. Trà để nguội hoặc uống khi còn ấm, có tác dụng mạnh mẽ chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nghiền nát lá mãng cầu rồi nhanh chóng đắp vào vị trí khớp bị đau trên cơ thể, 2 lần một ngày, có khả năng giảm đau, chống viêm do thấp khớp khá hiệu quả.

Phụ nữ có thai không được dùng hạt mãng cầu

Một quả mãng cầu xiêm xanh để cả vỏ thái miếng, đường đỏ 200g (có thể ít hơn, tùy khẩu vị), 3.5 lít nước. Cho mãng cầu vào nồi đun sôi với nước, thêm đường tiếp tục đun đến khi thịt quả mềm ra (chừng 45 phút đến 1 giờ đồng hồ) là dùng được, mỗi ngày ăn 2 lần.

Trị thống kinh (đau bụng kinh): Do có tính nóng, nên ăn mãng cầu xiêm, có thể làm ấm tử cung, giúp hoạt huyết, tán hàn, làm giảm cơn đau bụng kinh rất hiệu quả. Ngoài ra, ăn mãng cầu xiêm còn trị mất ngủ.

Lưu ý: Một số trường hợp, mãng cầu xiêm còn gây ra tác dụng phụ với người dùng.

Phụ nữ có thai không được dùng hạt mãng cầu. Người mắc bệnh gan hoặc thận: Mãng cầu xiêm có thể gây nhiễm độc gan hoặc thận nếu dùng quá nhiều. Ngoài ra, mãng cầu xiêm còn làm giảm số lượng tiểu cầu vì vậy người có lượng tiểu cầu thấp cũng không nên sử dụng mãng cầu xiêm.

Nguồn Gia Đình VN: http://www.giadinhvietnam.com/cong-dung-chua-benh-ky-dieu-cua-mang-cau-xiem-d117094.html