Cộng đồng thứ hai tại Grenada được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sóng thần

Vào Ngày Nhận thức về Sóng thần Thế giới (5-11) năm 2019, Giáo xứ Carriacou và Petite Martinique (Grenada) đã chính thức được công nhận đạt Tsunami Ready (tiêu chuẩn an toàn sóng thần) theo Chương trình Hiệu suất Cộng đồng thí điểm về cảnh báo sóng thần.

Tan hoang sau đợt sóng thần.

Tan hoang sau đợt sóng thần.

Chương trình này được quản lý bởi Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC) của UNESCO thông qua Nhóm điều phối liên chính phủ ứng phó với sóng thần cùng Hệ thống cảnh báo nguy hiểm cho Caribbean và vùng biển liền kề (ICG/CARIBE-EWS). Đây là cộng đồng thứ hai ở Grenada được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sóng thần, sau Giáo xứ St. Patrick vào ngày 20/ 9/2018.

Là một phần trong các nỗ lực khu vực do IOC thực hiện nhằm phát triển hệ thống cảnh báo sớm sóng thần, Chính phủ Grenada đã triển khai việc tiếp cận theo giai đoạn để đảm bảo cả nước hoàn thành các hướng dẫn của Chương trình ở cấp giáo xứ. Buổi lễ tổ chức vào ngày 5/11 sau chuyến thực địa của đại diện của Trung tâm Thông tin Sóng thần Caribbean (CTIC) và một số tổ chức quốc gia và cộng đồng vào ngày 24/9, trong đó, các cơ quan này xác nhận rằng Giáo xứ Carriacou và Petite Martinique đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết. Như vậy, quá trình đề cử và chính thức công nhận được thực hiện trong một thời gian kỷ lục dưới 5 tháng.

Việc thí điểm đánh giá tiêu chuẩn an toàn sóng thần theo ICG/CARIBE EWS được mô phỏng theo chương trình cảnh báo sóng thần của Mỹ đã được áp dụng tại Puerto Rico và đảo Virgin (thuộc Mỹ), và một dự án cảnh báo sóng thần do IOC-UNESCO phối hợp với Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) triển khai trước đó. Cho đến nay, hơn 60 cộng đồng đã được công nhận theo các cơ chế khác nhau. Thông qua sự hỗ trợ tài trợ của Liên minh châu Âu, USAID, 8 cộng đồng khác sẽ được công nhận vào tháng 6/2020.

Chương trình đánh giá tiêu chuẩn an toàn sóng thần là sự kết hợp giữa việc lập kế hoạch, giáo dục và nhận thức, một cộng đồng sẽ nhận được sự công nhận khi được xác nhận hoàn thành các hướng dẫn.

Cụ thể trong trường hợp này, Giáo xứ Carriacou và Petite Martinique đã lập bản đồ ngập lụt đo sóng thần (có tính đến cả hai nguồn động đất và núi lửa Kick-em Jenny), dẫn đến việc chuẩn bị kế hoạch sơ tán và bổ sung cho việc lắp đặt các biển cảnh báo sóng thần.

Việc phân phát các tài liệu chuẩn bị và tiếp cận, thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng và các bài tập sóng thần cũng được thực hiện tại Giáo xứ. Kế hoạch hành động ứng phó với sóng thần đã được chuẩn bị tại Carriacou và Petite Martinique dựa trên kế hoạch quốc gia và các hoạt động do Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cung cấp.

Trong 500 năm qua, 75 trận sóng thần đã giết chết 4.484 người theo Cơ sở dữ liệu sóng thần toàn cầu của NOAA. Một số quốc gia Caribbean khác đã thể hiện sự quan tâm của họ đối với chương trình công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn sóng thần, hiện đang được thí điểm trên ba hệ thống cảnh báo sớm sóng thần khu vực khác do UNESCO/IOC điều hành.

Các sáng kiến như Chương trình đánh giá tiêu chuẩn an toàn sóng thần có thể giúp tăng sự chuẩn bị và giảm thiểu tổn thất của nhân loại trước thiên tai sóng thần.

Hani

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/tam-nhin-unesco/cong-dong-thu-hai-tai-grenada-duoc-cong-nhan-dat-tieu-chuan-an-toan-song-than-159392.html