Công đoàn Việt Nam: Đồng hành vì việc làm, đời sống của người lao động

Trong suốt các chặng đường lịch sử của đất nước, giai cấp công nhân (GCCN) luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam, có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trước thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), làm thế nào để phát huy được vai trò tiên phong, sáng tạo của GCCN, qua đó góp phần nâng cao đời sống người lao động, xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh và dân tộc hùng cường là vấn đề đặt ra đối với Đảng, Nhà nước, trong đó có tổ chức Công đoàn.

PV Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với đồng chí Bùi Văn Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (TLĐ) Việt Nam về vấn đề này.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến GCCN và phong trào công nhân.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến GCCN và phong trào công nhân.

PV: GCCN ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng. Xin Chủ tịch cho biết cụ thể hơn về những đóng góp của GCCN trong thời gian gần đây?

- Chủ tịch TLĐ Bùi Văn Cường: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm, chăm lo đặc biệt tới GCCN và người lao động (NLĐ). Trong tiến trình lịch sử, GCCN luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam, luôn đứng ở trung tâm các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, kế thừa và làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Bùi Văn Cường.

GCCN là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; lực lượng nòng cốt trong liên minh GCCN với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới, GCCN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành, nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Năm 2019 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, cũng là năm kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019), năm đầu tiên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.

Để tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh của mình - tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tổ chức có 90 năm lịch sử gắn liền với dân tộc và cách mạng Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ "đổi mới căn bản" để đáp ứng tình hình mới, yêu cầu của khách quan; để tổ chức Công đoàn Việt Nam phải thực sự là tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ.

Sự lớn mạnh của GCCN là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, việc xây dựng GCCN nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội, trong đó có tổ chức Công đoàn.

Minh chứng rõ nét nhất là GDP năm 2018 của nước ta tăng 7,08% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm 2017). Thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của công nhân, viên chức và NLĐ cả nước. Anh chị em công nhân đã vượt mọi khó khăn, lao động hăng say, sáng tạo, vì sự phát triển nghề nghiệp và nâng cao đời sống, vì đất nước phồn vinh và dân tộc hùng cường.

PV: Với những đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay, xin Chủ tịch cho biết đánh giá về trình độ, năng lực của đội ngũ công nhân, lao động hiện nay?

- Chủ tịch TLĐ Bùi Văn Cường: Đội ngũ công nhân, viên chức, lao động tiếp tục phát triển về số lượng, chuyển dịch về cơ cấu, chất lượng cơ bản được nâng lên và có nhiều đóng góp trực tiếp, to lớn vào sự phát triển của đất nước. Tính đến cuối năm 2018, ước tính cả nước có khoảng 15,7 triệu công nhân, lao động (CNLĐ) trong các loại hình doanh nghiệp, tăng hơn 30% so với năm 2013, nhưng tăng không đồng đều giữa các ngành, loại hình doanh nghiệp.

CNLĐ trong các loại hình doanh nghiệp tăng mạnh, chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, trình độ chuyên môn nghề nghiệp được nâng lên.

Tuy nhiên, một bộ phận CNVCLĐ, trình độ, năng lực chuyên môn còn hạn chế, chưa chấp hành tốt nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, phát triển, liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân. Đặc biệt, lao động nữ trên 35 tuổi ở các khu công nghiệp, khu chế xuất việc làm chưa bền vững; khoảng cách thu nhập của NLĐ chưa có và có trình độ chuyên môn kỹ thuật ngày càng lớn.

Năm 2018, ghi nhận mặt tích cực là có nhiều việc làm trong lĩnh vực công nghiệp - dịch vụ được tạo ra, nhu cầu tuyển dụng lao động không ngừng tăng lên, nhưng mặt hạn chế là đại đa số vẫn là việc làm sử dụng lao động phổ thông với tiền lương, thu nhập khá thấp.

Bên cạnh đó, việc làm, thu nhập của CNLĐ vẫn còn gặp không ít khó khăn mà nhiều năm qua chúng ta vẫn chưa giải quyết được như: Trình độ nghề nghiệp của CNLĐ tăng nhưng không nhiều, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc còn hạn chế; năng suất lao động tăng nhưng chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của lực lượng lao động; hầu hết CNLĐ vẫn phải làm thêm nhiều giờ mới đủ sống, đời sống vật chất, tinh thần khó khăn; bảo đảm an sinh xã hội, điều kiện sinh sống bên “ngoài hàng rào” doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng về nhà ở, giáo dục - y tế - thể thao - văn hóa - giải trí… vẫn đang là vấn đề bức xúc, cấp bách ở các khu công nghiệp và các tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm trong cả nước…

PV: Vậy, thưa Chủ tịch, tổ chức Công đoàn đã có kế hoạch gì để nâng cao tay nghề cho CNLĐ, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập, nhất là trước thách thức của cuộc CMCN 4.0?

Đặc biệt, sau hơn 30 năm đổi mới, GCCN Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất cả các ngành, nghề, các thành phần kinh tế, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự lớn mạnh của GCCN là điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Vì vậy, việc xây dựng GCCN nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và toàn xã hội, trong đó tổ chức Công đoàn có vai trò, trách nhiệm to lớn.

Minh chứng rõ nét nhất là GDP năm 2018 của nước ta tăng 7,08% - mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở lại đây. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm 2017).

Thành quả đó có sự đóng góp quan trọng của công nhân, viên chức và người lao động cả nước. Anh chị em đã vượt mọi khó khăn, lao động hăng say, sáng tạo, vì sự phát triển nghề nghiệp và nâng cao đời sống, vì đất nước phồn vinh và dân tộc hùng cường.

- Chủ tịch TLĐ Bùi Văn Cường: Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định “Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.

Với trách nhiệm của tổ chức Công đoàn, nhằm nâng cao tay nghề, kỹ năng cho NLĐ, nhiệm kỳ Đại hội XI Công đoàn Việt Nam vừa qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng Chương trình “Nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên và NLĐ”, triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong CNLĐ tại các doanh nghiệp đến năm 2020”, qua đó tạo sự chuyển biến trong nhận thức của NLĐ về nâng cao năng lực nghề nghiệp.

Bước sang nhiệm kỳ 2018 – 2023, Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam xác định nhiệm vụ và giải pháp để công đoàn tham gia vào quá trình đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của đoàn viên, NLĐ; đồng thời nghiên cứu xây dựng cơ chế phối hợp tổ chức cho cán bộ, đoàn viên ưu tú ngoài khu vực nhà nước học tập nâng cao trình độ chính trị.

Từ đó, góp phần xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.

Quan trọng là cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với điều kiện lao động trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các cấp công đoàn xây dựng Chương trình học bổng toàn phần, bán phần cho công nhân, lao động học tập nâng cao trình độ nghề nghiệp.

Nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề của công đoàn theo hướng gắn kết với doanh nghiệp, đào tạo theo đơn đặt hàng, đào tạo tại chỗ, đào tạo theo nhu cầu xã hội; thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu dạy nghề đã được giao, ưu tiên đào tạo nghề cho đoàn viên mất việc làm.

Tiến hành sắp xếp các cơ sở dạy nghệ hoạt động không hiệu quả để tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề chất lượng cao của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Song song với đó là tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, khảo sát, dự báo tình hình tác động đến việc làm của NLĐ; cung cấp thông tin về việc làm; xây dựng cơ chế hỗ trợ đoàn viên tìm việc làm mới, nhất là lao động nữ.

Công đoàn phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đánh giá nguồn nhân lực, lên phương án và thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề cho NLĐ; tăng cường tổ chức các phong trào thi đua giỏi một nghề biết nhiều nghề, phát huy sáng kiến cải tiến; các hoạt động để NLĐ hướng dẫn kèm cặp lẫn nhau nghề mới, việc mới; các khóa học bồi dưỡng kỹ năng nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc và sinh hoạt để giúp NLĐ hoàn thiện những hạn chế, xây dựng xã hội học tập, trí thức hóa GCCN.

Thông qua các phong trào thi đua, tổ chức Công đoàn giúp NLĐ chủ động nắm bắt cơ hội, chủ động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề, giao tiếp để kết hợp và đáp ứng được nhiều yếu tố như giao tiếp đa phương tiện, trí tuệ nhân tạo và máy móc điện tử, kết nối quốc tế, phát triển bền vững vì các doanh nghiệp cần triển khai máy móc để tự động hóa trong sản xuất; áp dụng các giải pháp công nghệ nâng cao năng suất. Yêu cầu đặc biệt hiện nay là giáo dục ý thức và kỹ năng của một công dân toàn cầu.

PV: Được biết, Tháng Công nhân năm 2019 có chủ đề “Mỗi Công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên” và vào tháng 5/2019, tại TP Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ sẽ gặp gỡ CNLĐ kỹ thuật cao với chủ đề: “Công nhân kỹ thuật cao - động lực phát triển đất nước”. Xin Chủ tịch có thể cho biết rõ hơn về chương trình này?

- Chủ tịch TLĐ Bùi Văn Cường: Năm 2019 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, cũng là năm kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2019), năm đầu tiên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.

Để tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh của mình - tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức đại diện và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, tổ chức có 90 năm lịch sử gắn liền với dân tộc và cách mạng Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ "đổi mới căn bản" để đáp ứng tình hình mới, yêu cầu của khách quan; để tổ chức Công đoàn Việt Nam phải thực sự là tổ chức của NLĐ, do NLĐ và vì NLĐ.

Với chủ đề “Công nhân kỹ thuật cao - động lực phát triển đất nước”, diễn đàn lần này sẽ xoay quanh 5 nhóm vấn đề chính: Những chính sách của doanh nghiệp đối với lực lượng công nhân kỹ thuật cao; chính sách của địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ thuật cao; đề xuất của CNLĐ có kỹ thuật cao đối với Chính phủ trong việc ban hành những chính sách để tạo động lực phát triển bản thân; ; tâm tư nguyện vọng của chính những công nhân có kỹ thuật cao để có thể đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của doanh nghiệp, của địa phương và đất nước.

Diễn đàn trên đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang có những nỗ lực cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu phát triển mới cũng như không để tụt lại phía sau con tàu CMCN 4.0 đang diễn ra trên toàn thế giới. CMCN 4.0 tạo ra sự tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lao động và việc làm.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, với cuộc CMCN 4.0 nhiều ngành nghề sẽ biến mất hoặc thu hẹp, nhưng lại có những công việc mới ra đời. Do đó, nhóm lao động chịu tác động mạnh từ cuộc cách mạng này bao gồm: Lao động giản đơn, ít kỹ năng, dễ bị thay thế bởi người máy; nhóm lao động có kỹ năng song gắn với công nghệ cũ hoặc lạc hậu và NLĐ đã có tuổi.

Xuất phát từ thực tế đó, việc nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và chuyển đổi nghề cho CNLĐ trong cuộc CMCN 4.0 là việc làm cần thiết và cấp bách, là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và NLĐ để bắt kịp với những tiến bộ của khoa học công nghệ trên thế giới, tận dụng những thời cơ mà cuộc cách mạng này mang lại để có thể tồn tại và phát triển.

Trong quá trình đó, không thể thiếu vai trò của tổ chức Công đoàn - trong việc tham gia, phối hợp với người sử dụng lao động đề ra lộ trình cụ thể về chuyển đổi công nghệ hoặc đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho CNLĐ khi có sự thay đổi về công nghệ; xây dựng phương án cụ thể trên cơ sở đồng thuận, giúp CNLĐ chuyển đổi bền vững hoặc định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ CNLĐ tìm kiếm việc làm mới, không gây ra xáo trộn xã hội. Mục tiêu cuối cùng chúng tôi hướng tới là: Giảm thiểu thấp nhất những tác động tiêu cực của CMCN 4.0.

Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch.

Lan Ngọc (thực hiện)

Nguồn LĐTĐ: http://laodongthudo.vn/cong-doan-viet-nam-dong-hanh-vi-viec-lam-doi-song-cua-nguoi-lao-dong-90432.html