Công cụ tìm diệt tế bào ung thư di căn ngay trong máu

Mặc dù chưa đến lúc để có thể trở thành công cụ chẩn đoán thương mại, nhưng tia laser đang nhạy hơn gấp 1.000 lần so với các phương pháp hiện tại để phát hiện các tế bào ung thư trong máu, theo báo cáo vào ngày 12/6 trên tạp chí Science Translistic Medicine.

Các nhà khoa học sử dụng tia laser để xác định tế bào gây ung thư và di căn của ung thư.

Các nhà khoa học sử dụng tia laser để xác định tế bào gây ung thư và di căn của ung thư.

Để kiểm tra sự lây lan của ung thư, các bác sĩ thường lấy mẫu máu, nhưng thường các xét nghiệm thất bại trong việc tìm thấy tế bào ung thư ngay cả khi chúng có trong một mẫu duy nhất, đặc biệt là nếu bệnh nhân có dạng ung thư sớm, theo tác giả nghiên cứu Vladimir Zharov, Giám đốc Trung tâm nano tại ĐH Khoa học Y khoa Arkansas cho biết.

Trong nhiều năm, Zharov và nhóm của ông đã nảy ra ý tưởng về một phương pháp thay thế, không xâm lấn để kiểm tra lượng máu lớn hơn với độ nhạy cao hơn. Đi theo con đường quen thuộc, họ đã thử nghiệm nó trong phòng thí nghiệm, sau đó trên động vật và gần đây đã đưa nó vào thử nghiệm lâm sàng ở người.

Công nghệ mới, đặt tên là Cytophone, sử dụng các xung ánh sáng laser ở bên ngoài da để làm nóng các tế bào trong máu. Nhưng tia laser chỉ làm nóng các tế bào khối u ác tính - không phải tế bào khỏe mạnh - bởi vì các tế bào này mang một sắc tố đen gọi là melanin, giúp hấp thụ ánh sáng. Cytophone sau đó sử dụng một kỹ thuật siêu âm để phát hiện những sóng siêu nhỏ phát ra từ hiệu ứng làm nóng này.

Họ đã thử nghiệm công nghệ trên 28 bệnh nhân da sáng có ung thư hắc tố và 19 tình nguyện viên khỏe mạnh không có ung thư hắc tố. Họ chiếu tia laser lên tay bệnh nhân và thấy rằng trong vòng 10 giây đến 60 phút, công nghệ này có thể xác định các tế bào ung thư lưu hành ở 27 trong số 28 tình nguyện viên đó.

Thiết bị đã không trả lại bất kỳ kết quả dương tính giả nào trên các tình nguyện viên khỏe mạnh và nó không gây ra lo ngại về an toàn hay tác dụng phụ, các nhà khoa học cho biết.

Melanin là một sắc tố thường có trong da, nhưng các tế bào da không bị tổn hại, Zharov nói. Mặc dù da sản xuất melanin một cách tự nhiên, nhưng kỹ thuật laser này không gây hại đến các tế bào đó.

Đó là vì ánh sáng laser làm lộ ra một vùng tương đối lớn trên da (vì vậy nó không đủ tập trung vào từng tế bào da đến mức làm tổn hại đến chúng), trong khi năng lượng laser tập trung nhiều hơn vào các mạch máu và tế bào ung thư đang lưu thông, ông nói thêm.

“Mục tiêu của chúng tôi là bằng cách tiêu diệt các tế bào này, chúng tôi có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của ung thư di căn”, ông Zharov nói. Nhưng ông hy vọng sẽ tiến hành nhiều nghiên cứu hơn để tối ưu hóa thiết bị hơn nữa để có thể tiêu diệt nhiều tế bào ung thư hơn, trong khi vẫn vô hại với các tế bào khác.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ mở rộng công nghệ này để tìm ra các tế bào ung thư lưu hành sản sinh ra bởi các bệnh ung thư khác ngoài ung thư hắc tố.

Các tế bào ung thư này không mang melanin, vì vậy để phát hiện ra chúng, trước tiên các nhà nghiên cứu cần tiêm cho bệnh nhân các dấu hiệu hoặc phân tử cụ thể liên kết với các tế bào này để chúng có thể được nhắm mục tiêu bằng laser.

Họ đã chứng minh rằng, kỹ thuật này có thể hoạt động trên các tế bào ung thư vú ở người trong phòng thí nghiệm.

Theo Thúy Hà -Livescience

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/cong-cu-tim-diet-te-bao-ung-thu-di-can-ngay-trong-mau-4013974-b.html