Con trai nô đùa với bạn bị ngã chảy máu đầu gối, mẹ tức tốc đến trường làm loạn, 25 năm sau cả hai nhận phải cái kết quá đắng

Cô hiệu trưởng sau đó giải thích trẻ con bị thương lúc xô xát là chuyện bình thường và Tiểu Đông thậm chí là người gây sự trước. Tuy nhiên bà Dương vẫn nằng nặc làm loạn.

Sự giáo dục của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, trưởng thành của con cái. Một hành động bất cẩn của phụ huynh cũng dễ tạo ấn tượng xấu, khiến con cái bắt chước theo. Thực tế có rất nhiều câu chuyện trẻ trở nên hư hỏng chỉ vì cách giáo dục sai lầm của cha mẹ.

Bà Dương Linh (Trung Quốc) có một cậu con trai tên Tiểu Đông. Hiện tại Tiểu Đông đã hơn 30 tuổi, có việc làm và lập gia đình vào 2 năm trước. Tuy nhiên, cậu con trai này luôn đem đến lo lắng, phiền não cho cha mẹ. Nghĩ đến con trai, bà Dương ức với con một thì ức với chính bản thân mình gấp 10. Bởi mọi sự hư hỏng của con đều do bà mà ra.

Vì là con một nên ngay từ nhỏ, Tiểu Đông đã được mẹ chiều chuộng hết mực. Cậu bé không phải làm bất kỳ việc gì, tất cả đều có bố mẹ làm hộ. Việc học cũng được gia sư trợ giúp hàng ngày. Một lần nọ, Tiểu Đông trong lúc nô đùa với bạn đã bị ngã chảy máu đầu gối. Sau buổi học, cậu tức tốc chạy với mách mẹ.

Con trai bà Dương đi học bị ngã chảy máu đầu gối. (Ảnh minh họa)

Con trai bà Dương đi học bị ngã chảy máu đầu gối. (Ảnh minh họa)

Hôm sau bà Dương tức tốc lên trường để gặp hiệu trưởng yêu cầu phải phạt đứa bé đã khiến Tiểu Đông ngã. Cô hiệu trưởng sau đó giải thích trẻ con bị thương lúc xô xát là chuyện bình thường và Tiểu Đông thậm chí là người gây sự trước. Tuy nhiên bà Dương vẫn nằng nặc cho rằng con mình bị chảy máu thì người sai chắc chắn là đứa trẻ kia và đòi bồi thương bằng được.

Không muốn tranh cãi nhiều với bà Dương, mẹ đứa trẻ nọ đã chủ động xin lỗi và chi trả tiền thuốc men, đường sữa. Cũng từ sau vụ đó, tính cách của Tiểu Đông cũng dần ỷ lại vào mẹ hơn. Có lẽ cảm nhận được mẹ luôn bao bọc mình nên cậu thường xuyên đòi hỏi vô tội vạ.

Đến khi đi làm, Tiểu Đông có mức lương rất thấp bởi bản tính lười biếng, không chịu phấn đấu trong công việc. Bà Dương lúc này chẳng những không khuyên can mà còn tiếp tục nuông chiều, bỏ tiền mua nhà và xe cho con.

Dù đã có tuổi nhưng bà Dương vẫn bị con cái bòn rút. (Ảnh minh họa)

Sau này gia đình bà Dương gặp biến cố nên khó khăn về tài chính. Thế nhưng Tiểu Đông vẫn không tỉnh ngộ mà vẫn giữ thói quen "hút tiền" của cha mẹ. Bà Dương tuổi trẻ nuôi con, về già nuôi cháu. Có những ngày, người phụ nữ này phải đóng cửa, giả vờ đi vắng vì sợ con lại đến xin tiền.

Câu chuyện của gia đình bà Dương là một hồi chuông cảnh báo về cách nuôi dạy con. Thực tế ngoài việc bao bọc quá mức, nếu người mẹ có 4 tính cách này thì con sẽ khó lòng trưởng thành khỏe mạnh về cả thể chất và tinh thần.

1. Người mẹ quá mạnh mẽ

Rất nhiều bà mẹ nuôi dạy con theo cách vô cùng mạnh mẽ. Trong nhiều trường hợp, mẹ luôn đưa ra quyết định thay con mà không cần hỏi ý kiến. Họ không hay biết rằng, điều này có thể tác động xấu đến đứa trẻ, khiến trẻ trở nên yếu đuối. Nếu mẹ quá mạnh mẽ, con sẽ càng ỷ lại, trở nên vô trách nhiệm. Khi gặp khó khăn, con chỉ biết trốn tránh, không biết chịu trách nhiệm và không có khả năng giải quyết vấn đề.

2. Người mẹ quá nóng tính

Có một số bà mẹ rất nóng tính. Khi con mắc lỗi, họ không tiếc lời mắng mỏ, phê bình trước khi kịp nghe con giải thích. Những bà mẹ này cho rằng nếu con biết nghe lời thì sẽ ngày ngoan ngoãn, dễ bảo hơn.

Tuy nhiên trẻ em sống với người mẹ có tính cách này thường gặp phải một số vấn đề tâm lý. Chẳng hạn luôn lo lắng, sợ hãi, cảm thấy tự ti, rụt rè khi gặp người lạ. Trong công việc sau này, con cũng không dám đưa ra ý kiến, quan điểm của bản thân. Tính cách thiếu quyết đoán khiến trẻ khó mà thành công trong tương lai.

3. Người mẹ hay cằn nhằn

"Cái gì quá cũng không tốt""nói dài, nói dai, đâm ra nói dại" - những điều này luôn đúng trong mọi trường hợp. Nếu mẹ thường xuyên cằn nhằn, lâu dần trẻ sẽ trở nên ngỗ ngược, “miễn dịch” với những lời nhắc nhở của mẹ. Hậu quả, trẻ sẽ dần trở nên nổi loạn và bướng bỉnh.

4. Người mẹ lười biếng

Nếu quá lười biếng, mẹ sẽ rất bất cẩn trong quá trình chăm sóc trẻ. Ví dụ, khi con quấy khóc, mẹ sẽ không quan tâm đến cảm xúc, vấn đề con đang gặp phải mà chỉ chăm chăm lấy điện thoại ra dỗ dành. Khi con mắc lỗi, mẹ cũng không để ý tính nghiêm trọng của vấn đề mà dễ dàng cho qua.

Thanh Hương

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/giao-duc/con-trai-no-dua-voi-ban-bi-nga-chay-mau-dau-goi-me-tuc-toc-den-truong-lam-loan-25-nam-sau-ca-hai-nhan-phai-cai-ket-qua-dang-2020120616110051.htm