Con số đáng lo ngại

Khi chính phủ của Thủ tướng Giuseppe Conte sụp đổ hồi tuần trước, nhà lãnh đạo này vẫn còn thiếu 11 ngày để đánh dấu tháng thứ 15 nắm quyền. Nhưng điều đó cũng đủ để chính phủ của Thủ tướng Conte đánh dấu việc tăng thời gian trung bình của một chính phủ nắm quyền ở Italia sau Thế chiến II.

Khi chính phủ của Thủ tướng Giuseppe Conte sụp đổ hồi tuần trước, nhà lãnh đạo này vẫn còn thiếu 11 ngày để đánh dấu tháng thứ 15 nắm quyền. Nhưng điều đó cũng đủ để chính phủ của Thủ tướng Conte đánh dấu việc tăng thời gian trung bình của một chính phủ nắm quyền ở Italia sau Thế chiến II.

Khi một chính phủ mới lên nắm quyền - rất có thể trong tuần này - điều đó có nghĩa là Italia sẽ có chính phủ thứ 69 kể từ khi kết thúc Thế chiến II. Vậy là trung bình mỗi chính phủ chỉ nắm quyền chưa đến 13 tháng. Đó là một cánh cửa quay vòng không tồn tại ở bất kỳ quốc gia nào ở Châu Âu. Trong cùng thời gian 74 năm đó, Tây Ban Nha đã có 23 chính phủ; Pháp có 13 chính phủ trong khi Anh có 28 chính phủ và Đức là 26 chính phủ. Trên thực tế, Thủ tướng Đức Angela Merkel, lên nắm quyền từ năm 2005 và đã chứng kiến 9 chính phủ Italia đã đến và đã đi.

Điều gì khiến các chính phủ Italia mong manh như vậy? Một phần của vấn đề có thể là đặc trưng của văn hóa Italia, bao gồm việc thiếu niềm tin vào chính phủ, một vấn đề “góp phần” gây ra nạn trốn thuế cao và nền kinh tế thị trường chợ đen quy mô lớn của đất nước. Bản sắc khu vực mạnh mẽ là một yếu tố khác. Bán đảo Italia có lịch sử lâu dài và phong phú, nhưng là một quốc gia thống nhất. Italia chỉ tồn tại 158 năm và các mối quan hệ và ưu tiên vẫn khác nhau giữa các khu vực.

Nhưng vấn đề lớn nhất vẫn là bản chất nền chính trị của đất nước. Đã có những cảnh giác với một hệ thống có thể đặt quá nhiều quyền lực vào tay một nhân vật, như dưới thời Thủ tướng Benito Mussolini, người lên nắm quyền ở nước này từ năm 1922 đến 1943, và đã dẫn dắt Italia vào Thế chiến II. Điều đó dẫn đến một hệ thống nghị viện với văn phòng thủ tướng tương đối yếu, buộc người đứng đầu các chính phủ phải sử dụng phiếu tín nhiệm rủi ro để vượt qua cải cách. Nếu một nhà lãnh đạo mất phiếu tín nhiệm, ông và toàn bộ chính phủ phải từ chức.

Một loạt các bản sắc chính trị cũng tạo ra một loạt các đảng chính trị. Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2018, 7 đảng đã giành được số ghế trong quốc hội. Hơn 16 đảng kiếm được ít nhất 100.000 số phiếu bầu trên toàn quốc và hơn 10 người xuất hiện trên các lá phiếu ở ít nhất một nửa trong số 20 khu vực của Italia. Điều đó có nghĩa là các chính phủ chỉ có thể tồn tại với sự ủng hộ từ một nhóm hoặc các nhóm chính trị. Trong một số trường hợp, sự ra đi của chỉ một hoặc hai nhóm chính trị có thể khiến chính phủ sụp đổ. Trên thực tế, Italia có quá nhiều đảng chính trị, quá nhiều lợi ích mâu thuẫn, và càng quan tâm nhiều thì họ càng khó làm việc cùng nhau.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_211658_con-so-dang-lo-ngai.aspx