Con người tròn mắt trước 1001 kiểu 'cách ly xã hội' của động vật

Tinh tinh có phương thức cách ly xã hội đồng loại tàn nhẫn hơn nhiều so với ong mật khi con vật bị bệnh truyền nhiễm không chỉ bị cô lập và còn có thể bị tấn công.

 Cách ly xã hội ở động vật (social distancing) không phải khái niệm mới trong thế giới tự nhiên. Trên thực tế, một số loài động vật chọn cách giữ khoảng cách với đồng loại trong cộng đồng của chúng nếu phát hiện mầm bệnh truyền nhiễm ở cá thể đó.

Cách ly xã hội ở động vật (social distancing) không phải khái niệm mới trong thế giới tự nhiên. Trên thực tế, một số loài động vật chọn cách giữ khoảng cách với đồng loại trong cộng đồng của chúng nếu phát hiện mầm bệnh truyền nhiễm ở cá thể đó.

Ong mật thường dễ mắc các bệnh do vi khuẩn như bệnh thối ấu trùng châu Mỹ. Ấu trùng nhiễm bệnh phát ra mùi hóa học mà những con ong trưởng thành có thể đánh hơi như hỗn hợp axit oleic và β-ocimene, một loại pheromone ở ong.

Sau khi xác định cá thể mang mầm bệnh, ong thợ thường...ném chúng ra khỏi tổ. Nghe thì có vẻ tàn nhẫn nhưng chính nhờ kiểu cách ly xã hội này mà những con ong còn lại không hề bị lây nhiễm mầm bệnh nguy hiểm.

Động vật có phương thức cách ly xã hội đồng loại tàn nhẫn hơn nhiều so với ong mật là tinh tinh, khi con vật bị bệnh không chỉ bị cô lập và còn có thể bị tấn công. Điều này đã được nhà linh trưởng học Jane Goodall chứng minh khi nghiên cứu tinh tinh ở vườn quốc gia Gombe Stream, Tanzania.

Một con tinh tinh tên McGregor mắc bệnh bại liệt do virus có độ lây nhiễm cao gây ra, khi tới gần những con tinh tinh khác đang chải lông cây và vươn tay chào đồng loại, các thành viên trong đàn mau chóng bỏ đi mà không hề ngoái lại.

Goodall lý giải giống như con người, tinh tinh là sinh vật bị ảnh hưởng bởi hình thức. Sự kỳ thị ban đầu đối với tinh tinh bại liệt có thể đến từ nỗi sợ hãi đối với hình hài biến dạng của chúng, một phần trong chiến lược nhằm tránh lây bệnh.

Cách ly xã hội ở động vật cũng xảy ra đối với loài ếch trâu Mỹ. Trong nghiên cứu về nòng nọc ếch trâu Mỹ vào cuối thập niên 1990, các nhà khoa học nhận thấy nòng nọc không chỉ có khả năng phát hiện bệnh nhiễm nấm nguy hiểm ở những con nòng nọc khác mà các cá thể khỏe mạnh còn chủ động tránh tiếp xúc với đồng loại bị ốm.

Tương tự ong mật, nòng nọc dựa vào tín hiệu hóa học để xác định con bị ốm.

Tôm hùm gai Caribe cũng xua đuổi cá thể nhiễm bệnh trong quần thể để bảo vệ bản thân khỏi những bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Thời gian để những con tôm hùm mang virus Panulirus argus lây sang đồng loại là khoảng 8 tuần sau khi nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, tôm hùm khỏe mạnh thường tránh xa trong vòng 4 tuần sau khi đồng loại của chúng nhiễm virus nhờ khả năng đánh hơi hợp chất hóa học phát ra từ con bị ốm

Phòng thí nghiệm Vũ Hán có 3 mẫu virus Corona bắt đầu từ dơi - PLO

Mộc Nhiên (theo National Geographic)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/con-nguoi-tron-mat-truoc-1001-kieu-cach-ly-xa-hoi-cua-dong-vat-1424759.html