Con người đang chạm tay vào giấc mơ trẻ mãi không già?

Dùng chính bản thân làm 'chuột bạch', các nhà khoa học đang chứng minh giấc mơ có từ thời Tần Thủy Hoàng nay đã trở thành hiện thực.

Trẻ mãi không giả nhờ khuẩn bất tử Bacillus F

Theo trang tin Curiosity.com (CC) thuật giả kim và kỹ thuật lạnh đông chờ tái thế từng được xem là công cụ giúp con người bất tử. Nhưng liệu pháp mà Dr. Anatoli Brouchkov, trưởng khoa Khoa Địa chất, Đại học Quốc gia Moscow (MSU) thực hiện dưới đây hay còn gọi là liệu pháp vi khuẩn thì chưa ai nhắc đến và thực hành, đó là tiêm trực tiếp vi khuẩn vào máu.

Năm 2009, các nhà khoa học Nga ở Đại học quốc gia Moscow đã tìm thấy vi khuẩn cổ đại chôn vùi trong băng ở vùng Yakutia, Siberia.

Rõ ràng, những vi khuẩn này có độ tuổi khoảng 3,5 triệu năm nhưng vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Từ phát hiện trên người ta đã nghĩ ra cách duy trì sự bất tử bằng vi khuẩn.

Anatoli Brouchkov và khuẩn Bacillus F được tìm thấy tại Siberia

Anatoli Brouchkov và khuẩn Bacillus F được tìm thấy tại Siberia

Sau khi tiêm các vi khuẩn (được gọi là Bacillus F) vào chuột, ruồi và thực vật, kết quả thật bất ngờ, tất cả các đối tượng thử nghiệm đều mạnh mẽ hơn và sống lâu hơn, năm 2013, Dr. Anatoli Brouchkov đã quyết định trở thành ‘chuột bạch’ trong thí nghiệm của mình, tự tiêm vi khuẩn bất tử 3,5 triệu năm vào cơ thể.

“Sau khi thí nghiệm thành công trên chuột và ruồi, tôi thấy bản thân mình có thể thí nghiệm được với loại vi khuẩn nói trên. Kết quả thấy mình khỏe ra, cường tráng hơn, hệ thống miễn dịch đã được cải thiện rõ rệt. Đến 2015, tức 2 năm sau thử nghiệm, tôi bắt đầu làm việc được nhiều hơn, thậm chí 2 năm qua tôi không hề bị cảm cúm nữa”, Brouchkov nói khi được phỏng vấn.

Khi nói về loại vi khuẩn bắt tử này, Dr. Viktor Chernyavsky, một nhà dịch tễ học người Nga cho biết, Bacillus F là loại vi khuẩn cổ đại rất đặc biệt, đông lạnh sâu vĩnh viễn trên một ngọn núi ở vùng Yakutsk của Siberia.

Thậm chí còn sâu hơn trong băng so với voi ma mút, nhưng kỳ lạ thay nó vẫn sống bình thường. Bacillus F dường như cũng làm cho mọi thứ xung quanh nó sống lâu hơn. Các nghiên cứu ban đầu của Bacillus F ở trên chuột, ruồi giấm và cây trồng cho thấy nhiều hứa hẹn, vì vậy nhiều người ví Bacillus F là "tiên dược của cuộc đời".

Anatoli Brouchkov tự tiêm khuẩn Bacillus F vào máu của mình

Cũng theo , Dr. Viktor Chernyavsky, những con chuột tiếp xúc với Bacillus F sống lâu hơn, vẫn có khả năng sinh sản ngay cả khi già nua. Cây trồng tiếp xúc với Bacillus F phát triển nhanh hơn và có khả năng chống lạnh tốt Người dân ở khu vực Yakutia thậm chí sống lâu hơn mức trung bình, rất có thể Bacillus F đã xâm nhập vào nguồn nước của họ.

“Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng chúng tôi vẫn chưa hiểu hết về loài khuẩn này, nhất là chức năng của nó, giống như người ta chưa hiểu hết thuốc aspirin, mặc dù nó rất phổ biến và hữu dụng. Tuy chưa hiểu hết chức năng của Bacillus F, nhưng sớm muộn khoa học sẽ tìm ra, trước mắt đã thấy được hiệu quả của nó”, Viktor Chernyavsky khẳng định.

Nói về thí nghiệm của Anatoli Brouchkov, Viktor Chernyavsky cho rằng Brouchkov tự tiêm vi khuẩn vào người và muốn xem điều gì đã xảy ra. Đây không phải là khoa học thực sự, nói cách khác, nó không phải là một thử nghiệm có kiểm soát.

Tất cả điều này có thể là hiệu ứng giả dược, hoặc cũng có thể là một cái gì đó tốt đẹp hơn, chúng ta cần nhiều nghiên cứu hơn để khẳng định chắc chắn Bacillus F có thể kéo dài cuộc sống cho con người hay không.

Hy vọng Anatoli Brouchkov có thể trở thành người đầu tiên chạm tay vào giấc mơ bất tử. Anatoli Brouchkov không phải là người duy nhất có thuốc tiên vi sinh vật, năm 2017, ông đã đưa khuẩn Bacillus Fn vào cơ thể nữ diễn viên Manoush 45 tuổi, người Munich, Đức. Thử nghiệm trường thọ này hiện đang được theo dõi chặt chẽ.

Nữ diễn viên Manoush, người thứ hai được tiêm khuẩn Bacillus F

Kéo dài telomere để trẻ... vĩnh cửu?

Trang tin Listverse.com (LC) của Anh cuối tháng 2/2019 cho biết, Elizabeth Parrish, người phụ nữ sáng lập công ty công nghệ sinh học BioViva USA Inc. (BVUI) mới đây đã làm cho dư luận không khỏi ngạc nhiên bằng dự án kéo dài tuổi thọ con người bằng liệu pháp gen hay dùng liệu pháp gen chống lão hóa.

Kỹ thuật mang tính cách mạng trên dựa trên việc sửa đổi DNA của một người với các kỹ thuật tiên tiến, sau đó ghép các gen đã chỉnh sửa vào bệnh nhân, tăng chiều dài của telomere một cách hiệu quả và an toàn.

Theo thời gian, những thay đổi di truyền lan truyền khắp cơ thể và tạo ra hiệu ứng tích cực. Một trong những mục tiêu của kỹ thuật là đảo ngược tuổi sinh học, ngăn chặn sự lão hóa của cơ thể.

Elizabeth Parrish, người tiên phong sửa đổi DNA để được trẻ lâu

Lão hóa có thể tóm tắt như sau, khi DNA đóng gói trong nhiễm sắc thể được bảo vệ bởi các cấu trúc phân tử có tên telomere. Thời gian trôi đi, các tế bào tiếp tục nhân lên, các telomere tở ra và ngắn lại giống như dây giầy, khiến DNA dễ bị tổn thương.

Hậu quả, rút ngắn telomere, các tế bào có thể phân chia rất nhiều lần và cuối cùng chết, gây ra sự lão hóa. Quá trình trên còn làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh tật, như Alzheimer, Parkinson, thậm chí cả ung thư, tim mạch ...

Cũng phải nói thêm rằng telomere là những trình tự lặp lại của DNA ở các đầu mút nhiễm sắc thể, chịu trách nhiệm về số lượng phân bào trước khi nó bị phá hủy. Độ dài của telomere của mỗi người là khác nhau, từ 15.000 đến 20.000 cặp nucleotide và khi chết telomere chỉ còn 5.000 đến 7.000 cặp.

Quá trình giảm telomere được chuyên môn gọi là giới hạn Hayflick (Hayflick limit), tức số lượng các phân chia của một tế bào xấp xỉ bằng 50, nói ngắn hơn, quá trình lão hóa diễn ra ngay trong tế bào.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/khoa-hoc/bi-an-khoa-hoc/con-nguoi-dang-cham-tay-vao-giac-mo-tre-mai-khong-gia-3375508/