Con người 'bó tay' trước thảm họa thiên thạch lao vào Trái đất

Sau 3 ngày nghiên cứu, các chuyên gia từ các cơ quan nghiên cứu vũ trụ, đã không thể tìm ra cách cứu Trái đất khỏi khối thiên thạch tưởng tượng 2021 PDC với đường kính khoảng 100m.

Tại Hội nghị Phòng vệ Hành tinh thường niên do Liên hợp quốc và Cơ quan Vũ trụ châu Âu tổ chức, một tình huống mô phỏng đã được dựng lên để các chuyên gia từ các cơ quan nghiên cứu vũ trụ khắp nơi tham gia thảo luận.

Tại Hội nghị Phòng vệ Hành tinh thường niên do Liên hợp quốc và Cơ quan Vũ trụ châu Âu tổ chức, một tình huống mô phỏng đã được dựng lên để các chuyên gia từ các cơ quan nghiên cứu vũ trụ khắp nơi tham gia thảo luận.

Cụ thể, tình huống mô phỏng một khối thiên thạch tưởng tượng 2021 PDC sẽ đâm vào Trái Đất và có đường kính khoảng 100 mét. Con người chỉ có 6 tháng để ngăn chặn đại họa trên, các nhà khoa học buộc phải đưa ra phương án cứu nhân loại.

Tuy nhiên, sau 3 ngày thảo luận, tất cả các phương án được đưa ra đều không khả thi. Cách đơn giản nhất để ngăn chặn thiên thạch 2021 PDC là đẩy nó ra khỏi quỹ đạo dẫn đến Địa Cầu, tuy nhiên lúc này thiên thạch đã đến quá gần với Trái Đất để thực hiện điều này.

Không những thế, lực mà con người có thể tác động lên thiên thạch là quá nhỏ để thay đổi quỹ đạo của nó. Nếu không chính xác, có khả năng khối thiên thạch sẽ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ, tạo ra nhiều nguy cơ hơn.

Phương án sử dụng sức công phá của vũ khí hạt nhân để loại bỏ hoàn toàn thiên thạch 2021 PDC từ không gian cũng được đề xuất. Tuy nhiên luật quốc tế không cho phép các quốc gia sử dụng vũ khí hạt nhân ngoài vũ trụ.

Kết thúc thời gian thảo luận, nhóm Cố vấn và Lập kế hoạch Nhiệm vụ Không gian của LHQ (SMPAG) phải tuyên bố là không có cách nào cứu con người khỏi khối thiên thạch giả tưởng trên.

Một thiên thạch có kích thước như 2021 PDC có thể gây ra thảm họa khôn lường trong phạm vi 300 km từ tâm chấn. Hy vọng trong tương lai, con người sẽ tìm ra cách cứu Trái đất khỏi thảm họa trong trường hợp phải đối mặt với thiên thạch.

Trước đó, Tiến sĩ Joseph Nuth của NASA cho biết: "Vấn đề lớn nhất của nhân loại là khi Trái đất gặp nạn chúng ta chẳng làm được gì nhiều hết. Những thiên thạch, sao chổi là các sự kiện gây ra sự tuyệt chủng ở mức độ cao...

... thông thường các sao chổi hay thiên thạch chỉ được phát hiện khi đã quá trễ, không có đủ thời gian cho chúng ta để kịp làm chệch hướng".

Trong quá khứ, một sao chổi đã tiến rất gần vào Trái đất. Năm 1996, thật may mắn nó đã "đáp" vào sao Mộc thay vì chọn Trái đất là điểm đến, mặc dù khoảng cách của sự va chạm vô cùng nhỏ.

Tiến sĩ Nuth nói: "Nếu bạn nhìn vào lịch trình để phóng một con tàu vũ trụ có chất lượng cao và đáng tin cậy lên trời để bảo vệ Trái đất, bạn sẽ phải tốn đến 5 năm mới có thể làm được việc đó. Trong khi chúng ta chỉ có tổng cộng 22 tháng, sau khi lời cảnh báo về hiểm họa được đưa ra".

Tuy nhiên, chúng ta có thể hy vọng, khi thảm họa thực sự xảy ra một số luật quốc tế sẽ được nới lỏng và nhân loại sẽ làm mọi cách có thể để ngăn chặn thảm họa.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/con-nguoi-bo-tay-truoc-tham-hoa-thien-thach-lao-vao-trai-dat-1532556.html