Còn Mỹ, còn NATO!

Đối trọng quân sự Warszava chính thức giải thể sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, nhưng vài thập kỷ nay NATO vẫn tồn tại như một diễn đàn quân sự do Mỹ cầm trịch.

Sau chiến tranh lạnh giữa hai cực Ianta, đứng đầu là Mỹ và Liên Xô, vai trò của NATO - một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, do Hà Lan, Bỉ, Lucxembourg và Vương quốc Anh thành lập năm 1949 trở nên phai nhạt.

Mặc dù đối trọng của NATO là khối quân sự Warszava chính thức giải thể sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhưng vài thập kỷ nay NATO vẫn tồn tại như một diễn đàn quân sự do Mỹ cầm trịch.

NATO ngày nay có 29 thành viên, như là một mối phương pháp “ngoại giao quân sự” giữa Mỹ và các nước Châu Âu bên bờ Đại Tây Dương, và có tham vọng mở rộng về phía Đông gần hơn với nước Nga.

Thời kỳ D. Trump nắm quyền lãnh đạo Hoa Kỳ, mối quan hệ giữa nước Mỹ và các cường quốc Châu Âu liên tục chao đảo, căng thẳng với Nga, bất đồng với các thành viên trong G20, nội bộ NATO cảm thấy hụt hẫng với chính sách “nước Mỹ trên hết”.

NATO chưa thể tan rã nếu Mỹ còn muốn bá chủ toàn cầu

Nhiều lo ngại NATO nối gót Warszava, liệu điều đó có xảy ra trong tương lai gần?

Chi phí cho hoạt động NATO là điều cực kỳ quan trọng, chuyện tiền nong của NATO cũng từng gây mâu thuẫn nội bộ. Ông Trump từng yêu cầu Đức chi tiền nhiều hơn cho NATO và đến nỗi lãnh đạo Mỹ - Đức từ chối bắt tay nhau trước báo giới tại phòng bầu dục.

Ngoài Mỹ, bao cấp đến 72% chi phí cho khối, chỉ có 4 nước thành viên NATO đạt được mức chi 2% GDP cho công việc quốc phòng trong chỉ tiêu 4% GDP. Do bất đồng ngân sách mà Tổng thống Mỹ từng dọa rút khỏi khối.

Mỹ chi rất nhiều tiền cho NATO nhưng không có nghĩa là sự hào phóng vô tính toán, nhưng tổ chức này liên tục được Mỹ hô hào triển khai các biện pháp quân sự vào mục tiêu mà các Tổng thống Mỹ nhằm đến.

NATO tấn công Nam Tư năm 1999 dưới vỏ bọc bảo vệ nhân quyền, chống đàn áp sắc tộc; gây chiến tại Afganistan, Iraq và Lybia bằng những lý do khác nhau, nhưng tất cả đều dưới sự chỉ huy của người Mỹ.

Dĩ nhiên, NATO vẫn là cánh tay đắc lực của Hoa Kỳ, mặc dù Trump từng cho là đã “lỗi thời”. Mỹ sử dụng NATO như chiếc “vòng kim cô” để gây sức ép lên Châu Âu và thế giới.

Trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ không thời nào thiếu mùi thuốc súng, đó như một biện pháp tối ưu phô trương sức mạnh số một thế giới, nước Nga vẫn uy lực về quân sự, kiềm tỏa Nga luôn là nhiệm vụ đau đầu với nhiều đời Tổng thống Mỹ.

Mâu thuẫn trong nội bộ NATO phần nào cho thấy sự trỗi dậy của vài cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ, khi thế độc tôn không còn Mỹ khó lòng ép buộc các đồng minh chiều theo ý mình.

Người châu Âu tin rằng Mỹ dựa trên những lợi thế riêng của họ về kinh tế và quân sự, luôn thể hiện thái độ hung hăng dọa nạt trong quan hệ song phương.

Sự hung hăng của người Mỹ đẩy Châu Âu và các đồng minh vào thế khó, như các cuộc chiến tranh gần đây ở Trung Đông, hậu quả để lại là bất đồng sắc tộc, tôn giáo, gia tăng sự thù địch, khủng bố với Phương Tây, dòng người tị nạn. Dĩ nhiên, NATO luôn đi đầu!

Mấy trăm năm nay nước Mỹ luôn “tứ bề thọ địch” - như một cái giá phải trả cho “chiếc ghế” lãnh đạo thế giới, sức mạnh kinh tế tuy có giảm sút, song người Mỹ không bao giờ muốn tụt hạng về quân sự.

Trong bối cảnh đó NATO vẫn còn nhiều tác dụng, kể cả khi Trump ký kết đối tác chiến lược, toàn diện với Putin.

Mặt khác vẫn còn nhiều thành viên “tí hon” trong NATO đang yên ổn dưới vỏ bọc của Mỹ, như Estonia, Latvia, Litva, Croatia, kể cả chương trình hạt nhân của Đức cũng được “bảo kê”.

Trong tương lai gần, rất khó để NATO đi đến bờ vực giải thể, ít ra vẫn còn nước Mỹ với tư cách là cường quốc số một thế giới. Xung đột vũ trang như một thứ đặc sản không thể thiếu với người Mỹ trong chính sách ngoại giao.

Trương Khắc Trà

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/con-my-con-nato-134690.html