Con ho và sốt liên tục, nửa năm sau mẹ tá hỏa phát hiện hóa ra con hóc hạt trân châu

Thời gian gần đây, một bà mẹ đã chia sẻ về nguy cơ ít người biết đến về việc cho trẻ uống trà sữa trân châu.

Ở nhiều nước châu Á, trà sữa trân châu là một thức uống rất phổ biến và được trẻ em yêu thích bởi mùi vị hấp dẫn với những hạt trân châu đầy màu sắc được làm bằng bột năng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một bà mẹ đã chia sẻ về nguy cơ ít người biết đến về việc cho trẻ uống trà sữa trân châu.

Cho trẻ em sử dụng trà sữa trân châu tiềm ẩn những nguy hiểm không ngờ như câu chuyện của bà mẹ ở TP.Hồ Chí Minh đã mất con gái 11 tuổi trong tích tắc từng gây xôn xao dư luận hồi tháng 7 vừa qua. Và thêm một câu chuyện khác liên quan đến trà sữa trân châu tiếp tục là lời cảnh tỉnh với các bố mẹ.

Ảnh minh họa

Cậu bé Xiao Lin, 8 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc đã phải chịu đựng việc bị viêm phổi, sốt và ho trong hơn 6 tháng trời. Mẹ cậu bé - Linlin - chỉ cho cậu uống thuốc vì nghĩ đó là cảm sốt thông thường. Ban đầu, thuốc đã giúp làm giảm các triệu chứng của cậu bé, tuy nhiên một thời gian sau, nó đã nhanh chóng quay trở lại. Cơn ho của Xiao Lin diễn biến ngày càng tệ hơn và cậu bé thì bắt đầu sốt cao. Và điều kì lạ là cậu bé không có những triệu chứng sổ mũi như khi bị cảm cúm thông thường. Lo lắng về tình trạng của con trai, Linlin đã đưa cậu bé đến bệnh viện để khám tổng quát. Sau khi trải qua một số các xét nghiệm, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, Xiao Lin đã bị viêm phổi liên tục nhiều lần trong 6 tháng qua và điều này thì vô cùng bất thường. Các bác sĩ suy luận, có thể có một vật thể lạ bên trong phổi khiến cậu bé bị như vậy và quyết định nội soi.

Kết quả nội soi cho thấy có 1 viên trân châu mắc kẹt trong phổi bên phải của Xiao Lin.

Kết quả nội soi cho thấy có một viên trân châu bị mắc kẹt trong phổi bên phải của cậu bé. Ngay lập tức, Xiao Lin được đưa đến phòng phẫu thuật, nơi các bác sĩ tiến hành loại bỏ viên trân châu ra và điều đáng ngạc nhiên là sau 6 tháng, viên trân châu vẫn còn nguyên vẹn. Các bác sĩ phụ trách giải thích rằng, phổi không tiết ra các loại dịch giúp tiêu hóa và theo thời gian, viên trân châu trở thành mối đe dọa nguy hiểm và là nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi cho cậu bé. Và may mắn là Xiao Lin đang dần hồi phục sau cuộc phẫu thuật của mình.

Viên trân châu vẫn còn nguyên vẹn sau 6 tháng nằm trong phổi của Xiao Lin

Mẹ của Xiao Lin đã chia sẻ rằng, có thể cậu con trai của cô đã húp một ngụm trà sữa trân châu trong khi cô không để ý. Khi đó, cậu bé bất ngờ hút phải viên trân châu và nó bị mắc kẹt lại trong khí quản. Sự cố của Xiao Lin là một lời cảnh báo đến các bậc cha mẹ về việc cẩn thận khi cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống.

Một vài mẹo để phòng tránh sự cố tương tự xảy ra khi cho trẻ ăn uống:

Đối với trẻ sơ sinh và mới biết đi:

- Cắt nhỏ thức ăn: Cắt nhỏ hoặc nghiền nát các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu xanh,... và băm nhỏ thịt.

- Không cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ gây nghẹt thở như: kẹo cứng, quả hạch, bỏng ngô, kẹo cao su, kẹo dẻo, thạch, trân châu...

- Không bao giờ để trẻ ăn mà không có sự giám sát của người lớn.

- Người giữ trẻ cần phải nhanh nhạy, biết phát hiện ra những nguy hiểm và xử lý khi trẻ gặp vấn đề. Nắm rõ địa chỉ liên hệ trong các trường hợp khẩn cấp.

- Quan sát khi trẻ ăn và không cho trẻ nói chuyện khi trong miệng đầy thức ăn hoặc đồ uống.

- Không bao giờ cho trẻ ăn miếng lớn mà hãy cà nhỏ cho trẻ.

- Cắt nhỏ và loại bỏ hạt những loại trái cây có thể gây nghẹn như nho, đào, dưa hấu,... trước khi cho trẻ ăn.

Ảnh minh họa

Đối với trẻ lớn hơn:

- Theo dõi sát sao trẻ để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra.

- Dạy trẻ cách thông báo khi cảm thấy không an toàn và không thoải mái.

- Tuổi tác thì không quan trọng và quan trọng là việc trẻ có thể nhai thức ăn hay không. Nếu như trẻ đã lớn nhưng chưa thể nhai nát hoàn toàn thức ăn, bạn hãy tiếp tục cắt nhỏ cho trẻ để tránh trường hợp xấu có thể xảy ra.

- Tránh những thực phẩm và đồ uống dễ gây nghẹt thở, dạy trẻ không được nói chuyện khi ăn và chú tâm vào bữa ăn của mình.

- Không cho trẻ trực tiếp thổi bong bóng. Khi thổi bóng bay, trẻ có thể bị ngạt thở do miếng cao xu bị rách và xoắn lấy cổ họng không cho không khí đẩy qua phổi.

Những lưu ý bạn có thể áp dụng nếu như trẻ bị hóc nghẹn

Ảnh minh họa

Đầu tiên, kiểm tra xem có thể ho để vật thể lạ tự văng ra ngoài hay không, khuyến khích trẻ ho ra.

Nếu như không hiệu quả, bạn có thể thử đập nó ra. Hãy cho trẻ quay mặt về phía trước, giữ trẻ và vỗ mạnh vào lưng. Nếu có gì đó hóc ra, hãy bảo con bạn nhổ nó đi.

Nếu như hai cách trên không hiệu quả, hãy thử ép nó ra bằng cách đẩy vào bụng của bé:

- Đứng hoặc quỳ sau lưng trẻ và quàng tay quanh eo.

- Dùng 1 hai ngón tay định vị vị trí của rốn.

- Đặt các ngón tay vào giữa bụng của trẻ, ngay phía trên rốn và dưới đầu xương ức.

- Nắm tay kia lại và nhấn mạnh vào bụng của trẻ.

Nếu như không có hiệu quả, hãy gọi ngay cho cấp cứu.

Theo Helino

Nguồn PNNews: http://phununews.vn/me-ta-hoa-khi-nua-nam-sau-moi-phat-hien-con-bi-hoc-hat-tran-chau-khi-uong-tra-sua-517916.htm