Con đường Tơ lụa Bắc Cực của Trung Quốc có gì?

Trung Quốc đã để mắt đến các nguồn tài nguyên khoáng sản giầu có cũng như các tuyến đường vận chuyển mới tiềm năng ở các vùng Bắc Cực khi băng tan.

Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 công bố ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng “Con đường Tơ lụa Bắc Cực”.

Trung Quốc muốn mở mang Con đường Tơ lụa Bắc Cực.

Trung Quốc muốn mở mang Con đường Tơ lụa Bắc Cực.

Trong kế hoạch 5 năm 2021-2025 vừa công bố tại dự thảo Đề cương Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 hôm 9/3, Trung Quốc cho biết sẽ xây dựng "con đường tơ lụa trên băng" và tích cực tham gia phát triển các khu vực ở Bắc Cực, Nam Cực.

Cụ thể, theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ "tham gia hợp tác thực tế ở Bắc Cực" và "nâng cao năng lực tham gia bảo vệ và khai thác Nam Cực".

Không những thế, Trung Quốc còn để mắt đến những nguồn khoáng chất dồi dào cũng như các tuyến đường vận chuyển mới tiềm năng ở các vùng Bắc Cực khi băng tan.

Lập trường được tờ báo Ấn Đọ India Times bình luận là "hiếu chiến" của Trung Quốc dẫn trên tờ Thời báo Hoàn Cầu nêu rõ: "Trung Quốc là một quốc gia gần Bắc Cực. Trung Quốc đã tham gia vào các vấn đề của khu vực với thái độ bao trùm, hợp tác và cùng có lợi. Đó là quyền được luật pháp quốc tế chứng thực, cho phép Trung Quốc tham gia vào các vấn đề khu vực."

Trung Quốc đã công bố "Sách Trắng Bắc Cực" vào năm 2018 công bố tầm nhìn của mình về việc mở rộng Sáng kiến Vành đai và Con đường đến Bắc Cực để phát triển các tuyến vận tải biển trong khu vực. Sách Trắng cho biết các doanh nghiệp sẽ được khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các chuyến đi thử nghiệm thương mại, mở đường cho các tuyến vận tải biển ở Bắc Cực và sẽ hình thành "Con đường Tơ lụa ở Bắc Cực".

Tập trung vào các ngành sản xuất với mục tiêu biến thành "công xưởng thế giới", Trung Quốc là một quốc gia "đói" năng lượng. Bắc Kinh đã không giấu tham vọng thâu tóm các nguồn tài nguyên ở khu vực này thông qua dự án Khí đốt tự nhiên hóa lỏng Yamal của Nga với 20% cổ phần. Dự án dự kiến sẽ sản xuất 4 triệu tấn LNG mỗi năm.

Trung Quốc cũng tham gia cùng với Nga trong việc vận tải qua tuyến hàng hải Tuyến đường biển Bắc nằm trọn vẹn trên lãnh thổ Nga. Các công ty Trung Quốc bắt đầu tham gia tuyến vận tải này như một tuyến đường thay thế qua kênh đào Suez để tiếp cận thị trường châu Âu.

Sau khi Sách Trắng Bắc Cực của Trung Quốc được công bố, các quốc gia phương Tây và các nhà phê bình lo ngại rằng Trung Quốc đang gia tăng dấu ấn của Trung Quốc ở Bắc Cực và khả năng triển khai quân sự.

Theo một báo cáo trên Wall Street Journal, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có những động thái cần thiết để hiện đại hóa mạng lưới vệ tinh và radar quốc phòng ở Bắc Cực nhằm kiềm chế khả năng hiện diện của Trung Quốc và Nga tại khu vực.

Mỹ băn khoăn khi Trung Quốc và Nga muốn mở rộng tham vọng ở Bắc Cực.

Tổng thống Biden đã yêu cầu Thủ tướng Canada Justin Trudeau tăng cường chi tiêu cho quốc phòng, bao gồm cả việc nâng cấp Bộ Tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (được gọi là Norad).

Trung Quốc không phải là một quốc gia ở Bắc Cực nhưng đã và đang gia tăng các hoạt động ở vùng Cực. Nó cũng trở thành thành viên quan sát của Hội đồng Bắc Cực vào năm 2013.

Vào cuối năm 2020, Trung Quốc cũng thông báo kế hoạch phóng vệ tinh mới để theo dõi các tuyến đường biển và giám sát thay đổi trong băng tại Bắc Cực. Trung Quốc dự kiến phóng vệ tinh này trong năm 2022.

Kim Hoa

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/con-duong-to-lua-bac-cuc-cua-trung-quoc-co-gi-3428796/