Con đường để tránh thảm họa biến đổi khí hậu

Để tránh khỏi thảm họa biến đổi khí hậu, xã hội và nền kinh tế toàn cầu phải trải qua sự thay đổi mô hình lớn với 'quy mô chưa từng có', trích tuyên bố vừa được Liên Hiệp Quốc (LHQ) đưa ra trong bản báo cáo mang tính cột mốc cánh bảo thời gian để ngăn chặn đại thảm họa sắp cạn kiệt.

Hàng loạt núi băng nguyên thủy đang tan chảy vì biến đổi khí hậu toàn cầu

Nhiệt độ bề mặt Trái đất đã tăng thêm 1 độ C với ảnh hưởng được thấy rõ thông qua tình trạng mực nước các đại đương đang dâng cao và những cơn bão, lũ lụt, hạn hán chết người đang xảy ra liên tiếp. Không những thế, đà tăng nhiệt độ vẫn chưa có dấu hiệu dừng và mức tăng dự báo sẽ lên đến là 3 - 4 độ C so với định mức.

Ở mức phát thải khí nhà kính hiện tại, mục tiêu giới hạn nhiệt độ tăng dưới 1,5 độ C sẽ bị vượt qua trong thời gian sớm nhất là đầu năm 2030 và muộn nhất cũng không tới được giữa thế kỷ, theo báo cáo với độ tin cậy cao của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC).

“Mấy năm tiếp theo có thể sẽ là thời gian quan trọng nhất trong lịch sử loài người” - Debra Roberts, Trưởng phòng Kế hoạch Môi trường và Bảo vệ Khí hậu ở Durban, Nam Phi và cũng là chủ tịch của IPCC trao đổi.

Trước khi Hiệp định khí hậu Paris được ký kết trong năm 2015, gần một thập kỷ nghiên cứu được thực hiện dưới giả định 2 độ C là mức tăng giới hạn cho một thế giới an toàn khỏi biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, báo cáo của IPCC cho thấy, tác động của sự nóng lên toàn cầu đã đến sớm hơn và mạnh mẽ hơn nhiều so với dự đoán.

Jennifer Morgan, Giám đốc điều hành của Greenpeace International cho biết: “Những điều mà các nhà khoa học nói sẽ xảy ra trong tương lai hiện đã và đang xảy ra”.

Để có ít nhất 50% cơ hội giữ được mức tăng dưới 1,5 độ C, toàn bộ Trái đất phải đã trở thành “carbon trung tính” trong năm 2050, theo như báo cáo. “Điều này tức là mỗi tấn CO2 chúng ta thải vào bầu khí quyển phải được cân bằng bởi mỗi tấn CO2 chúng ta lấy ra” - Tác giả hợp tác chính của nghiên cứu Myles Allen, người đứng đầu chương trình nghiên cứu khí hậu của ĐH Oxford cho biết.

Kịch bản “trả sau” tương phản với tình huống trên bù đắp cho lối sống hoang phí năng lượng và việc tiếp tục sử dụng năng lượng hóa thạch, tạm thời vượt quá mức tăng giới hạn trong một thời gian phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng nhiên liệu sinh học.

Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ cần diện tích đất trồng cho cây nhiên liệu sinh học lớn gấp hai lần diện tích đất nước Ấn Độ và giả sử khoảng 1.200 tấn CO2 (tổng lượng khí phát thải trong vòng 30 năm tới với mức tăng hiện tại) sẽ bị giam dưới lòng đất một cách an toàn. “Tuy nhiên, liệu có công bằng khi thế hệ sau phải xử lý đống CO2 mà chúng ta đang thải vào bầu khí quyển? Chúng ta cần bắt đầu một cuộc tranh luận về điều này” - Allen đặt ra câu hỏi.

Giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C đòi hỏi một số tiền khổng lồ: khoảng 2,4 nghìn tỷ USD tiền đầu tư vào hệ thống năng lượng toàn cầu mỗi năm tính từ năm 2016 - 2035 hay nói cách khác là khoảng 2,5% GDP của cả thế giới.

Tuy nhiên, số tiền này còn phải được đong đếm với cái giá còn dốc hơn bởi sự thiếu hoạt động của nhân loại, theo báo cáo ghi nhận. Con đường đi đến một thế giới an toàn khỏi biến đổi khí hậu đã hẹp lại chỉ còn bằng sợi dây mỏng manh và đòi hỏi sự dẫn dắt khéo léo chưa từng thấy của nhân loại để có thể thành hiện thực, theo các tác giả tuyên bố.

Các mối lo rằng, Mỹ sẽ tìm cách cản trở quá trình giảm thiểu phát thải khí CO2 được chứng minh vẫn không có cơ sở. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Trump đã cắt bỏ các chính sách giảm phát thải khí trong nước và khăng khăng sẽ rút khỏi Hiệp ước Paris.

Theo Đức Mạnh -AP, Seeker

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/khoa-hoc/con-duong-de-tranh-tham-hoa-bien-doi-khi-hau-3956956-b.html