Con đường biển Phương Bắc thuộc về ai?

Xin được giới thiệu cùng bạn đọc bài viết trên của chuyên gia quân sự Nga Ilia Polonski.

Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 29/1/2021:

Con đường biển Phương Bắc là tuyến đường ngắn nhất từ châu Âu đến châu Á, và điều đó giải thích tại sao mà không chỉ có Nga, mà còn cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh và một quốc gia khác lại đặc biệt quan tâm đến tuyến đường này.

Sự ghen tị của các quốc gia khác đối với Nga là điều rất dễ hiểu: vào thời điển hiện tại, Con đường biển Phương Bắc hoàn toàn do nước ta (Nga) kiểm soát.

Tuy nhiên, Mỹ đã nhiều lần tuyên bố rằng nó phải thuộc về "toàn thể nhân loại", mà theo cách hiểu của người Mỹ, cụm từ tù mù "của cộng đồng thế giới", dĩ nhiên, phải được hiểu là của chính nước Mỹ.

Những điểm nhạy cảm pháp lý của việc Con đường biển Phương Bắc thuộc về ai- chỉ mới chỉ là một khía cạnh của vấn đề, nhưng cũng có một thành tố quân sự cấu thành của vấn đề này nữa.

Không phải tự nhiên mà Mỹ và NATO trong thời gian gần đây đặc biệt chú ý đến Bắc Cực, liên tục tiến hành các cuộc tập trận và diễn tập quân sự ở ngay sát gần biên giới Nga. Còn nước Nga, tất nhiên, buộc phải đáp trả những thách thức này bằng cách tăng cường tiềm lực quân sự ở khu vực này.

Cụ thể, Nga mới thành lập Bộ Tư lệnh chiến lược thống nhất "Hạm đội phương Bắc", và bộ tư lệnh này kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 đã được nâng cấp thành một quân khu.

Nó chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh và phòng thủ các khu vực như các tỉnh Arkhangelsk và Murmansk, Komi, khu tự tri Comi và khu tự trị Nenets.

Biển Barents dưới họng súng của NATO

Xét từ góc độ quân sự, trong số những tuyến nguy hiểm nhất trên Con đường biển Phương Bắc, trước hết- đoạn cực tây của nó. Đó là tỉnh Murmansk. Ở phía tây bắc, tỉnh Murmansk giáp với Na Uy.

Nước này là một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, và đường lối chính trị của nước này trong thời gian gần ngày càng mang tính chất chống Nga ra mặt.

Các chú thích trên bản đồ (lần lượt từ trái sang: phía Tây –Nam biển Kara, phía Đông- Bắc biển Kara, phía Tây biển Lapchep, phía Đông biển Lapchep, phía Tây biển Đông Sibiria, phía Đông biển Đông Sibiri, phía Tây- Nam biển Chukotka, biển Chukotka.

Các chú thích trên bản đồ (lần lượt từ trái sang: phía Tây –Nam biển Kara, phía Đông- Bắc biển Kara, phía Tây biển Lapchep, phía Đông biển Lapchep, phía Tây biển Đông Sibiria, phía Đông biển Đông Sibiri, phía Tây- Nam biển Chukotka, biển Chukotka.

Vào mùa thu năm 2020, dư luận thế giới được biết tới kế hoạch của Na Uy và Mỹ cho khôi phục lại hoạt động của căn cứ hải quân ở Olavsvern vốn bị đóng cửa từ năm 2002 đến nay. Từ căn cứ Olavsvern đến biên giới Nga chỉ khoảng 350 km.

Theo kế hoach, tại căn cứ này sẽ triển khai các tàu ngầm hạt nhân lớp “Seawolf” của Hải quân Hoa Kỳ.

Trong trường hợp được bố trí tại Na Uy, những “Sói biển” (“Seawolf”) Mỹ sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh, an toàn của Con đường biển phương Bắc, đặc biệt là ở khu vực quanh thành phố Murmansk và dải bờ biển dọc tỉnh Murmansk.

Ngoài ra, NATO thường xuyên sử dụng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ của những nước mang danh nghĩa trung lập và không tham gia khối này là Thụy Điển và Phần Lan.

Điều này có nghĩa là trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự, NATO có thể tiến hành các đòn tấn công từ lãnh thổ những quốc gia này nhằm vào khu vực Bắc Cực của Nga, mà trước hết- vào các tỉnh Murmansk và Arkhangelsk cùng những tuyến của Con đường biển phương Bắc chạy dọc theo bờ biển của những tỉnh này.

Lấy ví dụ, trong cuộc tập trận “Trident Juncture” vừa qua, NATO đã sử dụng các căn cứ của Không quân Phần Lan ở Rovaniemi và một căn cứ của Không quân Thụy Điển ở Kallax.

Chukotka và Biển Bering: Mối đe dọa từ Alaska

Một cung đường tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm quân sự khác nữa trên Con đường biển phương Bắc là đoạn nằm ở phần cực đông của nó, trong khu vực Chukotka. Từ địa điểm này đến lục địa Châu Mỹ, mà cụ thể là bang Alaska, không quá xa.

Về phía Mỹ, lực lượng chịu trách nhiệm kiểm soát vùng mặt nước Biển Bering từ trên không là Tập đoàn quân không quân số 11 Không quân Mỹ với bộ tham mưu đóng tại căn cứ quân sự Elmendorf-Richardson ở Anchorage, bang Alaska.

Và như vậy, những mối đe dọa chính đối với Con đường biển Phương Bắc là các hành động gây hấn có thể có của Mỹ và NATO với sự tham gia gần như chắc chắn của lực lượng tàu ngầm, tên lửa và không quân.

Các tuyến nguy hiểm nhất của Con đường biển Phương Bắc nằm ở phần đầu và phần cuối của nó, có nghĩa là ở các khu vực Murmansk, ở Biển Barents, và vùng Chukotka – trên các biển Bering và Chukchi.

Ở tuyến phía Tây, NATO sẽ ưu tiên sử dụng tàu ngầm, còn trên tuyến thứ hai (phía Đông) – lực lượng chủ yếu sẽ là tên lửa và máy bay.

Để đảm bảo an ninh cho Con đường biển phương Bắc, cụ thể là ở những khu vực nói trê, Nga cần tiếp tục tăng cường sức mạnh phòng thủ của mình ở khu vực Bắc Cực bằng cách triển khai thêm các hệ thống chống tên lửa và các hệ thống phòng không, lực lượng tác chiến chống ngầm, gia tăng số lượng của các tàu ngầm và tàu nổi của Nga, đồng thời không ngừng củng cố tiềm lực của lực lượng phòng thủ bờ biển và không quân.

Ảnh đã sử dụng: Twitter / Bộ Quốc phòng Liên bang Nga; Neftegaz.ru

Lê Hùng- Nguyễn Hoàng (dịch)

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/con-duong-bien-phuong-bac-thuoc-ve-ai-3427374/