Cơn ác mộng lớn nhất của lính hải quân: Sống sót khi tàu chìm

Cuộc chiến tranh có nhiều trận hải chiến quy mô lớn nhất trong lịch sử nhân loại chính là Chiến tranh Thế giới thứ hai và cơn ác mộng lớn nhất đối với lính hải quân trong cuộc chiến này đó là thoát khỏi con tàu đang chìm.

Trong cuộc chiến tranh có những cuộc hải chiến quy mô lớn như Chiến tranh Thế giới thứ hai, lính hải quân phải luôn chuẩn bị tinh thần có thể bị tấn công bất cứ lúc nào bởi không chỉ tàu chiến mà còn bởi máy bay, tàu ngầm của đối phương. Nguồn ảnh: WW2.

Một trong những cơn ác mộng lớn nhất với mọi thủy thủ đó là tàu chìm. Với những tàu chiến hiện đại cỡ lớn (của thời bấy giờ), việc chìm tàu là điều khá khó khăn do tàu được đóng theo từng khoang khác nhau, hạn chế việc bị đánh chìm chỉ bằng một hai đòn duy nhất. Nguồn ảnh: WW2.

Tuy nhiên cơn ác mộng này lại rõ ràng hơn hết với các tàu vận tải - những tàu vốn không được thiết kế để chịu đòn tấn công từ bất cứ loại vũ khí nào của đối phương. Các tàu này thường có thể bị đánh chìm bởi một hoặc hai quả ngư lôi duy nhất. Nguồn ảnh: WW2.

Theo hồi ký của những cựu binh hải quân thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, thậm chí nhiều thành viên thủy thủ đoàn còn không hề biết bơi, tuy nhiên ngay khi nhận lệnh rời tàu, tất cả phải nhảy xuống nước ngay lập tức. Nguồn ảnh: WW2.

Khi xuống nước, việc đầu tiên họ có thể làm đó là bơi ra xa khỏi con tàu đang chìm dần vì khi tàu chìm hoàn toàn, nó sẽ tạo ra xoáy nước cực mạnh, có thể hút bất cứ ai đang bơi xung quanh nó xuống lòng đại dương. Nguồn ảnh: WW2.

Mặc dù vậy, trước khi tàu chìm, xăng dầu và nhiên liệu trên tàu thường trôi ra biển và tạo thành những vết dầu loang. Vết dầu loang này sẽ khiến ngay cả những người bơi giỏi nhất kiệt sức một cách nhanh chóng hoặc thậm chí nhấn chìm bất cứ ai xấu số nhảy trúng vào vệt dầu này ngay lập tức vì vốn dĩ, không ai có thể bơi được trong dầu. Nguồn ảnh: Monteo.

Trong trường hợp vị trí của người thủy thủ ở khoang máy hay những khoang sâu bên dưới tàu, gần như họ sẽ cầm chắc cái chết trong tay khi tàu chìm vì những khoang này ở rất sâu, khó chạy ra ngoài và không có cửa thoát hiểm. Chưa kể tới việc, khi tàu bị ngập nước thì về nguyên tắc, mọi cửa ở khoang đáy đều sẽ bị khóa lại để tránh nước lan sang các khoang khác. Nguồn ảnh: Flickr.

Vậy nên, về cơ bản những người lính ở khoang dưới sẽ bị nhốt cùng con tàu và trong lúc hoạn nạn, chắc chắn sẽ không có ai kịp nhớ ra việc đi mở cửa giải cứu họ. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Kể cả khi người lính nhảy được xuống nước thành công, họ cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều hiểm họa. Đầu tiên là nước biển quá lạnh vào mùa đông cũng có thể khiến cho nhiều người bị chết cóng sau ít phút. Ngoài ra, còn có cả hiểm họa từ... cá mập. Nguồn ảnh: Flickr.

Ví dụ như trong thảm hỏa chìm tàu Indianapolis, trong tổng số 1195 thủy thủ trên tàu, chỉ hơn 600 người thoát được xuống nước thành công. Số còn lại hơn 300 người đã chìm ngay lập tức. Trong số 600 người thoát được xuống nước, cuộc chiến của họ mới chỉ bắt đầu. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Theo những nhân chứng tường thuật lại, có tới hơn 600 người thoát được xuống nước nhưng họ đã phải đối mặt với rất nhiều đàn cá mập. Người ta ước tính đã có tới hơn một nửa trong số 600 người này bị cá mập tấn công. Cuối cùng, chỉ có 316 người được cứu vớt sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cùng những đàn cá mập đói khát. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Có thể thấy, ngay cả trong cuộc chiến tranh lớn nhất của nhân loại, sự dã man và sức mạnh của tự nhiên cũng được chứng minh một cách rõ ràng, nhất là trên Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nơi diễn ra nhiều cuộc hải chiến quy mô lớn nhất trong suốt toàn cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Theatlantics.

Mời độc giả xem Video: Tàu chiến sử dụng khinh khí cầu để có tầm nhìn trên cao nhằm phát hiện tàu ngầm địch trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/con-ac-mong-lon-nhat-cua-linh-hai-quan-song-sot-khi-tau-chim-1103224.html