Cơn ác mộng lạm phát quay trở lại ám ảnh Zimbabwe

Giá bánh mì tăng gần gấp đôi ở Zimbabwe vào tuần trước, khi cơn ác mộng lạm phát chấm dứt sự cai trị của nhà lãnh đạo độc đoán Robert Mugabe, đã quay trở lại và ám ảnh người kế nhiệm Emmerson Mnangagwa.

Đã có những cảnh báo về phí tổn tinh thần và vật chất, việc tăng giá không thể kiểm soát sẽ xảy ra đối với người dân Zimbabwe sau khi chi phí cho một ổ bánh mì tăng từ $ 1,80 lên $ 3,50 và một miếng bơ tang vọt từ $ 8,50 lên $ 17.

 Các chuyên gia đã cảnh báo về việc tăng giá mạnh sẽ gây tổn thất về tinh thần và thể chất cho người dân Zimbabwe.

Các chuyên gia đã cảnh báo về việc tăng giá mạnh sẽ gây tổn thất về tinh thần và thể chất cho người dân Zimbabwe.

Mnangagwa cam kết sẽ vực dậy nền kinh tế đang suy yếu khi ông tiếp quản việc lãnh đạo đất nước từ Mugabe vào năm 2017 sau 37 năm ông này nắm quyền.

Tuy nhiên, sau khi Ngân hàng Trung ương công bố chính sách tiền tệ mới vào tháng 2 vừa rồi, giới thiệu một loại tiền tệ địa phương mới, giá cả hàng hóa và dịch vụ đã tăng đột biến với mức giá chưa từng thấy trong một thập kỷ qua.

Sự chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái thị trường chính thức và song song đã nhanh chóng được mở rộng, gây ra sự tăng giá lên tới 300 phần trăm.

Người đứng đầu Đại hội Công đoàn Zimbabwe, Japhet Moyo, nói rằng đã gặp một người đàn ông đau khổ khi nhìn thấy giá thuốc cho căn bệnh kinh niên của mình bỗng nhiên tăng vọt và tiêu tốn gần như toàn bộ tiền lương của anh ta.

“Vào tháng Hai, người đàn ông này đã mua một tháng thuốc với giá $ 95. Tháng này anh ta đã phải bỏ ra $ 300 cho số thuốc đó. Tiền lương hàng tháng của anh ấy là $ 320. Tôi đã hỏi anh ấy làm thế nào để xoay sở cuộc sống với số tiền còn lại ít ỏi sau khi mua thuốc và anh ấy đã khóc," Moyo nói với AFP.

Moyo tức giận với chính phủ vì đã vội vã "thể hiện một bộ mặt dũng cảm và tạo niềm tin trong dân rằng nền kinh tế đang trên đà phục hồi trong khi mọi thứ đang đi theo hướng ngược lại."

Cuộc khủng hoảng đã đưa người dân trở lại với những ký ức tồi tệ của một thập kỷ trước khi siêu lạm phát lên đến đỉnh điểm 500 tỷ phần trăm, xóa sạch đồng đô la Zimbabwe.

Nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Zimbabwe Sifelani Jabangwe cho biết, chính phủ cần kênh ngoại tệ khan hiếm để củng cố các nhà sản xuất mất tập trung.

Việc thiếu nguyên liệu thô đã gây ra những khó khăn lớn cho ngành sản xuất của đất nước

Trước đây từng là một trụ cột trong khu vực, vậy mà nền kinh tế của Zimbabwe giờ lại ở trong tình trạng tồi tệ hơn một thập kỷ, với mức thất nghiệp tăng vọt lên hơn 90 phần trăm.

Nhiều công ty địa phương đã buộc phải di chuyển ra nước ngoài hoặc đóng cửa, những công ty khác vẫn hoạt động nhưng kém năng suất do thiếu ngoại tệ để nhập nguyên liệu thô hoặc nâng cấp máy móc.

Sự phẫn nộ của công chúng đối với nền kinh tế đã góp phần thúc ép sự can thiệp của quân đội vào tháng 11 năm 2017 cuối cùng đã lật đổ Mugabe, khi đó đã 93 tuổi.

Mnangagwa đã tiếp quản và tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầy tranh chấp vào tháng 7 năm ngoái. Ông đã thề sẽ biến Zimbabwe thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình vào năm 2030.

Nhưng chưa đầy ba tháng sau cuộc bỏ phiếu, cuộc khủng hoảng kinh tế của thời đại Mugabe đã quay trở lại khi một loại thuế hai phần trăm mới đối với các giao dịch điện tử trong tháng 10 đã làm tăng giá đột ngột và thiếu hụt nhiên liệu trầm trọng.

Vào tháng 1 năm nay, tổng thống đã áp đặt mức tăng giá nhiên liệu hơn 100% - với mục đích giảm bớt sự thiếu hụt - nhưng điều đó đã gây ra các cuộc biểu tình trên toàn quốc khiến ít nhất 17 người thiệt mạng khi binh lính nổ súng vào người biểu tình.

Mnangagwa đã đánh dấu kỷ niệm 39 năm độc lập của đất nước vào thứ năm vừa rồi bằng việc đả kích các đợt tăng giá mới. "Chính phủ đang bị báo động bởi sự tăng giá bừa bãi thời gian gần đây, việc tăng giá vô tội vạ này đã mang lại những đau khổ không thể kể xiết cho người dân," ông nói.

Trâm Anh (theo AFP)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/the-gioi/tin-nhanh/con-ac-mong-lam-phat-quay-tro-lai-am-anh-zimbabwe-295484.html