Cối tự hành Việt Nam chế tạo mạnh ngang với phiên bản của Mỹ

Việt Nam đã tích hợp pháo cối 100mm lên xe bọc thép M113, tương tự như phiên bản M106A2 của Mỹ. Việc kết hợp giữa sức mạnh của khẩu cối 100mm và sự cơ động cao của xe bọc thép M113 đã tạo ra một thứ vũ khí mới mạnh mẽ cho quân đội Việt Nam.

 Sau chiến tranh Việt Nam thu được một số lượng lớn xe thiết giáp chở quân M113 do Mỹ sản xuất. Đây được coi là một trong số những chiếc xe thiết giáp nổi tiếng thế giới vì sự cơ động.

Sau chiến tranh Việt Nam thu được một số lượng lớn xe thiết giáp chở quân M113 do Mỹ sản xuất. Đây được coi là một trong số những chiếc xe thiết giáp nổi tiếng thế giới vì sự cơ động.

Dù trải qua thời gian dài hoạt động, nhưng nhờ những cải tiến liên tục, đặc biệt là Việt Nam đã nội địa hóa thành công một số chi tiết quan trọng để tiếp tục duy trì chiếc xe bọc thép này.

Ngoài phiên bản xe thiết giáp chở quân thuần túy, Việt Nam cũng tiến hành cải tiến để cho ra đời phiên bản xe chiến đấu bộ binh với việc gắn thêm nhiều vũ khí có hỏa lực mạnh.

Theo đó ngoài súng máy hạng nặng 12,7mm, súng máy hạng nhẹ 7,62mm, Việt Nam còn gắn thêm súng phóng lựu phóng loạt và súng không giật cỡ nòng 82mm.

Mới đây nhất Việt Nam còn chế tạo ra phiên bản cối tự hành dựa trên khung gầm của xe thiết giáp M113.

Trong tác chiến như ở những địa bàn nhiều kênh rạch như một số vùng tại Việt Nam, việc cơ động đối với các khẩu đội cối không hề đơn giản dù tính năng chiến đấu của loại vũ khí này rất quan trọng trong việc công phá mục tiêu.

Pháo cối có hỏa lực mạnh, tác chiến độ thị hoặc trong các khu vực đồi núi đều tốt, tuy nhiên nhược điểm của chúng khá nặng, khiến việc mang vác khó khăn. Giải pháp được đưa ra là tích hoạt chúng trên các xe bọc thép bánh xích.

Đứng trước yêu cầu trên, súng cối 100 mm đã được cải tiến để lắp đặt trên xe thiết giáp M113 đã khắc phục được nhược điểm này.

Việc hoán cải xe thiết giáp M113 làm khung bệ mang súng cối tự hành ngoài việc tiết giảm được số lượng chiến sĩ trong khẩu đội.

Cơ số đạn dự trữ nhiều hơn cho phép bắn lâu dài, dễ dàng vượt qua nhiều loại địa hình phức tạp, thì còn có tác dụng hạn chế thương vong vì hỏa lực bắn trả từ phía đối phương.

Được biết súng cối cỡ 100 mm là sản phẩm hoàn toàn do nền công nghiệp quốc phòng trong nước nghiên cứu chế tạo.

Ngoài tự chủ đạn cối 100 mm, Viện Vũ khí — Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng còn chế tạo và thử nghiệm thành công ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cassette 100 mm.

Pháo cối 100mm mặc dù là hỏa lực cấp tiểu đoàn cực kỳ lợi hại, nhưng nó có nhược điểm là hơi nặng nề, cần huy động nhiều nhân lực tham gia quá trình bắn, cơ số đạn mang theo tương đối ít. Chính vì vậy mà việc đưa súng cối 100 mm lên xe thiết giáp M113 là việc làm rất cần thiết.

Cách làm trên của Việt Nam có thể thấy khá giống mô hình cối tự hành M106 của Mỹ, hệ thống vũ khí này cũng là hỏa lực cấp tiểu đoàn của họ.

Quân đội Mỹ đã hoán cải khoang chở quân của xe thiết giáp M113 và đưa vào đó giá 3 chân cùng với súng cối M30 cỡ 107 mm, không gian trống nơi từng là ghế ngồi của binh sĩ đã được sửa đổi lại làm ngăn chứa đạn.

Đối với Việt Nam, việc tích hợp súng cối cỡ nòng lớn hơn lên thiết giáp M113 theo nhận định là không mấy khó khăn, cho nên rất có thể chương trình này sẽ được tiến hành trong thời gian tới.

Khi đó Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ có trong biên chế một loại vũ khí dùng yểm trợ hỏa lực cấp tiểu đoàn rất uy lực, không thua kém bất cứ sản phẩm tương đương nào trên thế giới.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-coi-tu-hanh-viet-nam-che-tao-manh-ngang-voi-phien-ban-cua-my/770689.antd