Có thể phát hiện cổ vật chưa khai quật nhờ bản đồ 3D?

Nhóm nghiên cứu quét sóng laser tạo ra bản đồ thế giới 3D có độ phân giải cao, cho phép phát hiện các vật thể nằm sâu dưới mặt đất.

Một dự án phi lợi nhuận có tên “Lưu trữ Trái Đất” – “The Earth Archive”, do nhà khảo cổ học Chris Fisher và nhà địa lý học Steve Leisz, Đại học bang Colorado, Mỹ, đề xuất, để lưu lại thông tin về hành tinh của chúng ta, bằng cách sử dụng laser để tạo ra bản đồ thế giới 3D có độ phân giải cao.

“Cuộc khủng hoảng khí hậu có nguy cơ phá hủy mối quan hệ văn hóa và sinh thái của chúng ta trong vòng nhiều thập kỷ", ông Fisher nói hồi đầu năm nay, trong một cuộc nói chuyện với TEDx, “Làm thế nào chúng ta có thể ghi lại mọi thứ trước khi quá muộn?”.

Câu trả lời chính là ánh sáng và phạm vi, hay ngắn gọn là Lidar - phương pháp điều tra và phân loại bằng ánh sáng.

 Năm 2018, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một thành phố cổ bị chôn vùi ở rừng Guatemala bằng phương pháp laser.

Năm 2018, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một thành phố cổ bị chôn vùi ở rừng Guatemala bằng phương pháp laser.

Dự án sẽ bắt đầu từ những vùng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, như rừng nhiệt đới Amazon và các vùng ven biển có nguy cơ bị “xóa sổ” khỏi bản đồ do nước biển dâng. Nhà địa lý học Steve Leisz cho biết, dự án này có thể kéo dài hàng chục năm, nhưng kết quả thu được có sức ảnh hưởng lớn tới thế hệ tương lai.

Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra và phân loại bằng ánh sáng - phương pháp Lidar. Đây là phương pháp khảo sát từ xa bằng cách sử dụng máy bay gắn thiết bị quét mặt đất bằng ánh sáng laser từ xa. Bằng phương pháp quét sóng laser, các nhà khoa học có thể phát hiện các vật thể nằm sâu dưới mặt đất.

Dự án phi lợi nhuận có tên “Lưu trữ Trái Đất” – “The Earth Archive”, do nhà khảo cổ học Chris Fisher và nhà địa lý học Steve Leisz, Đại học bang Colorado, Mỹ, đề xuất.

khảo cổ học Fisher cho biết, khủng hoảng khí hậu sẽ phá hủy di sản văn hóa và hệ sinh thái trong vài thập kỷ tới. Công nghệ này giúp các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhiều thành phố cổ bị chôn vùi trong khu vực có địa hình hiểm trở nhất.

Trước đó, năm 2007, nhóm nghiên cứu của Fisher đã sử dụng phương pháp này để tìm kiếm dấu vết thành phố cổ dưới lòng đất ở vùng rừng Honduras. Những thông tin nhóm thu thập được trong vòng 10 phút bằng phương pháp laser, nhiều hơn những gì nhóm đã tìm được trong vòng 10 năm bằng phương pháp tìm kiếm tại thực địa.

Theo Thương Huyền/Khám phá

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/co-the-phat-hien-co-vat-chua-khai-quat-nho-ban-do-3d/20200403021137704